6. Kết cấu khóa luận
2.2.1 Khái quát về công tác phân tích KHDN tại TPBank Đông Đô
Trước hết, cần tìm hiểu chính sách, quy định NHTM cổ phần TPBank áp dụng trong quy trình tín dụng KHDN.Theo sửa đổi, bổ sung quy trình 1543/2020/QT- TPB.KTD ngày 25/11/2020 của Tổng giám đốc về thẩm định và xét duyệt tín dụng KHDN có thể khái quát sơ đồ quy trình HĐTD như sau :
Sơ đồ 2. 2: Quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng KHDN cuả TPBank Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định TSBĐ Thẩm định tín dụng Phê duyệt Giải ngân
Kiểm soát sau vay
Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nắm được nhu cầu của khách hàng, CBTD cần gặp, tiếp nhận và xác định nhu cầu khách hàng, sau đó cung cấp checklist hồ sơ ( các hồ sơ cần thiết tùy theo nhu cầu của khách hàng được TPBank quy định) cho khách hàng theo sản phẩm. Mục tiêu của bước tiếp nhận hồ sơ là thu đủ hồ sơ theo checklist và hồ sơ liên quan, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoạt động, tài chính, TSBĐ...
Bước 2 : Thẩm định tài sản bảo đảm ( trong trường hợp KH có thế chấp )
Xem xét xem TSBĐ này có được nhận hay không, giá trị của tài sản, hệ số thanh khoản, xác định giá trị cho vay tối đa.
Bước 3 : Thẩm định tín dụng
CBTD phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ thẩm định tín dụng KH và hoàn thiện tờ trình tín dụng. Các bước thẩm định như sau :
Thẩm định hồ sơ → thẩm định thực tế → Thẩm định qua kênh khác → XHTD và lập tờ trình tín dụng → UP ECM
Công tác PTTC KHDN được thực hiện bởi cán bộ nhân viên tại đơn vị kinh doanh trong bước thẩm định tín dụng, cụ thể là trong công tác thẩm định hồ sơ.
Bưóc 4 : Phê duyệt
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ → Thẩm định khách hàng → Phê duyệt hồ sơ → Chuyển cho đơn vị hỗ trợ tín dụng soạn hồ sơ
Bước 5 : Giải ngân
Mục đích : Hoàn thiện các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp Bước 6 : Kiểm soát sau vay
CBTD kiểm soát rủi ro khoản tín dụng đã dược phê duyệt thông qua khảo sát các phiếu kiểm tra sau vay liên quan đến sức khỏe tài chính, TSĐB, và các phát sinh có liên quan khác sau đó lập báo cáo kiểm tra sau vay.
Nội dung của báo cáo tốt nghiệp là hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN tại TPBank Đông Đô, theo chức năng của các phòng ban đã trình bày bên trên, ta biết được công việc phân tích KHDN thuộc quá trình thẩm định tín dụng, được chuyên viên phòng KHDN thực hiện. Sau đây em xin làm rõ hơn công tác thẩm định tín dụng KHDN qua đó có thể hiểu rõ về công tác PTTC KHDN tại NHTM cổ phần TPBank nói chung và TPBank Đông Đô nói riêng.
Thẩm định tín dụng khách hàng doanh nghiệp
Thẩm định tín dụng là đánh giá năng lực tín dụng để khẳng định độ tin cậy của lòng tin, thẩm định các yếu tố gây ra rủi ro tác động đến khả năng trả thanh toán khoản vay của khách hàng .Ta thấy NHTM đặc biệt quan tâm đến việc khách hàng có khả năng trả nợ không ? trong trường hợp rủi ro thì phải xử lý như thế nào. Vì thế công tác phân tích tín dụng ra đời nhằm phát hiện và chú trọng rủi ro để đưa ra các điều kiện quả lí rủi ro, phân tích tính sinh lời của KHDN để đưa ra giá cả phù hợp, bên cạnh đó nâng cao hiểu biết về doanh nghiệp thúc đẩy việc bán chéo và phát triển quan hệ. Mục tiêu của thẩm định tín dụng là tìm kiếm các tình huống có khả năng dẫn đến rủi ro, dự đoán tính kiểm soát của NHTM đối với các rủi ro qua đó đưa ra các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu rủi ro.
Các kỹ thuật thẩm định tín dụng phổ biến tại TPBank đó là phân tích dựa trên các thông tin tài chính như các BCTC, phân tích dựa theo các thông tin phi tài chính.
> Quy trình thẩm định tín dụng tại TPBank Đông Đô
Thực hiện theo quy trình 1543/2020/QT-TPB.KTD của Tổng giám đốc về thẩm định và xét duyệt tín dụng KHDN, quy trình của TPBank Đông Đô nói riêng các các
• Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
• Phân tích trước khi vay
chi nhánh khác đều giống nhau tuân theo quy định chung của TPBank, sau đây có thể khái quát các bước PTTC KHDN như sau :
Bước 1 : Tiếp cận, tư vấn nhu cầu, gửi danh sách hồ sơ cần thiết cho khách hàng
Bước 2 : Kiểm tra, phân tích, đánh giá khách hàng và đề xuất hạn mức tín dụng
Bước 3 : Hoàn thiện tờ trình và đề xuất cấp tín dụng Bước 4 : Tái thẩm định hồ sơ tín dụng
Bước 5 : Trình các cấp phê duyệt tín dụng
Bước 6 : Tổng hợp kết quả phê duyệt, gửi thông báo cấp tín dụng đến khách hàng và lưu trữ hồ sơ tín dụng.