6. Kết cấu khóa luận
2.2.3 Nội dung phân tích KHDN tại TPBank Đông Đô
a, Phân tích tổng quan về khách hàng
TPBank hiện nay sử dụng mô hình 5C trong việc tìm hiểu về tổng quan KHDN trong HĐTD của mình. Những nội dung này cũng được quy định thống nhất ở các chi nhánh khác của TPBank.
Character - Tư cách khách hàng : CBTD sẽ phải tra cứu lịch sử quan hệ tín dụng
của khách hàng với TPBank và các TCTD khác, tra cứu trên các cổng thông tin các cơ quan công quyền như Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan,.. về các phát sinh liên quan
Capacity- Năng lực : Kiểm tra hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý; quá trình phát
triển cũng như cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần tìm hiểu mô hình kinh doanh, các sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh chính.
Capital- Cấu trúc vốn : Tìm hiểu quy mô vốn đầu tư của chủ sở hữu, tính thanh
khoản của các tài sản lưu động, tính toán vòng quay phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả của doanh nghiệp.
Collateral- Tài sản đảm bảo : Xem xét các tài sản hiện có của doanh nghiệp, khả
năng lỗi thời,mất giá của tài sản, giá trị hợp lý của tài sản.
Conditions- Các điều kiện : CBTD làm rõ vị thế của khách hàng trong ngành và xác
định thị phần hiện tại, tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, dự đoán tương lai của ngành và khả năng ứng phó với những biến động của tình hình chính trị, xã hội, kinh tế của khách hàng.
CBTD trước hết phải tìm hiểu năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh qua đánh giá về cơ sở vật chất đó là các nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và máy móc thiết bị ,công nghệ. về việc đánh giá nhà xưởng, văn phòng cần xác định được diện tích, khách hàng là chủ sở hữu hay là đi thuê ; hiện trạng và giá trị của nhà xưởng, văn phòng.Việc đánh giá có thể thông qua trao đổi với KHDN hoặc chuyên viên đi thẩm định trực tiếp.Tiếp đó cần nhận xét năng lực nhân sự, khả năng thực hiện các dự án, hợp đồng lớn của công ty.
Sau đó tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ chính ở đây CBTD cần nêu rõ lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm hiện tại chiếm tỷ trọng doanh thu lớn của khách hàng. Tìm hiểu thị trường mục tiêu hiện tại và trong tương lai của khách hàng, trong trường hợp sản phẩm đặc thù cần có mô tả cụ thể về sản phẩm.
Phân tích thị trường đầu ra, đầu vào và đối thủ cạnh tranh của khách hàng.Trong quá trình phân tích thị trường đầu ra, đầu vào cần phân tích rõ : Tên nhà cung cấp/ tên khách hàng ; kiểm tra kỹ các hợp đồng chống làm giả; hàng hóa chính của hợp đồng ; giá trị và phương thức thanh toán của khách hàng.Từ đó có nhận xét khái quát về thị trường đầu ra, đầu vào và cần tìm hiểu mối quan hệ của doanh nghiệp với các bạn hàng.
c, Phân tích tình hình tài chính của KHDN
Thứ nhất là phân tích dựa trên thông tin tài chính : Bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán các chỉ số tài chính quan trọng.
CBTD có thể phân tích các khoản mục tài sản- nguồn vốn từ số liệu trên BCĐKT và các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên BCKQHĐKD. Khi phân tích các khoản mục trên BCTC chuyên viên phân tích cần lưu ý một số vấn đề sau :
• Kiểm tra mức độ tin cậy của BCTC(đây là BCTC kiểm toán, thuế hay nội bộ )
• Tuân thủ nguyên tắc cơ bản : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
• Đánh giá mức độ cân đối tài sản - nguồn vốn, chỉ ra xem doanh nghiệp có bị mất cân đối vốn hay không, tìm ra nguyên nhân lệch nguồn ( nếu có)
• BCTC phải có thuyết minh chi tiết, nếu không có phải thay bằng bảng chi tiết phát sinh các khoản mục trọng yếu như chi tiết các khoản phải thu, các khoản phải trả, hàng tồn kho và kinh doanh dở dang để phát hiện ra các rủi ro tiềm ẩn nếu có
• CBTD cần lưu ý đến các số liệu phát sinh mang tính đột suất, so với kỳ báo cáo trước tăng mạnh hoặc giảm mạnh, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh.
• Cần so sánh doanh thu của báo cáo thuế với báo cáo nội bộ, để xác định doanh thu có được ghi chính xác hay không, nếu lệch cần phải chỉ rõ nguyên nhân.
Phân tích BCĐKT
Theo đó CBTD cần chú ý phân tích một số khoản mục chính của BCĐKT đó là :
- Khoản phải thu : Đánh giá bản chất của các khoản phải thu ( nhà phân phối hay nhà sản xuất), đánh giá quan hệ khách hàng của công ty ( mới hay lâu năm). Nêu chính sách công nợ của công ty với khách hàng đầu ra( chính sách gối đầu, cấp hạn mức thương mại...). Đánh giá biến động ( theo doanh thu hay ngày phải thu thay đổi ) và giải thích tại sao; khoản phải thu tập trung vào các đối tác nào; phát sinh thu và thu nợ có thường xuyên không. Doanh nghiệp có phát sinh khoản thu khó đòi không, tỷ lệ khoản phải thu khó đòi ( nếu có), lý do phát sinh và các biện pháp giải quyết khoản phải thu khó đòi
- Hàng tồn kho : Đánh giá tính thanh khoản/ thời gian hàng hóa có thể tồn kho, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, nêu rõ nguyên nhân của những mặt hàng chậm luân chuyển, đánh giá phương thức tạm trữ hàng tồn kho.
- Nợ phải trả : Đánh giá bản chất của các khoản phải trả ( nhà cung cấp hàng hóa hay cung ứng vật liệu ), phân tích quan hệ nhà cung cấp của khách hàng( mới hay lâu năm), đánh giá sự biến động( theo giá thành hay phải trả thay đổi) và nêu rõ lý do của sự biến động này. Đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng.
- Vốn chủ sở hữu : Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động này, đánh giá khả năng bổ sung vốn từ lợi nhuận tích lũy hay từ nguồn góp vốn thêm. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCSH
Các giai
đoạn Nhu cầu vay vốnchính Rủi ro Giải pháp tín dụng
- Cơ cấu Tài sản- Nguồn vốn : Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu tài sản với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá sự tương quan giữa tài sản lưu động và tài sản cố định.
Phân tích BCKQHĐKD
CBTD cần đánh giá sự biến động của doanh thu, tỷ trọng đối với từng hoạt động ( xuất khẩu, trong nước ), từng loại sản phẩm. Đánh giá sự hợp lý của giá vốn hàng bán và các chi phí phát sinh, sự thay đổi của lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận
Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các chỉ số tài chính là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn đề nhưng phải lưu ý vì các chỉ số phản ảnh kết quả của quá khứ, mang tính chất thời điểm và sẽ rất rủi ro khi CBTD suy diễn, phản ứng theo một chỉ số nhất định. CBTD cần xem xét, kết hợp nhiều chỉ tiêu và cùng với các phương pháp khác ; chuyên viên phân tích cần có đánh giá khái quát xu hướng, các phát sinh tại DN và trong nền kinh tế ; cần liên tục đánh giá các chỉ số và cần so sánh mối quan hệ giữa chúng; xác định nguyên nhân và xác định giải pháp khắc phục DN đưa ra có khả quan không. Một số các chỉ số phổ biến được CBTD sử dụng tại TPBank Đông Đô :
• Chỉ số khả năng thanh toán
• Chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
• Chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
• Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời, hiệu suất sử dụng vốn
• Chỉ số đòn bẩy tài chính
Thứ hai là phân tích dựa trên thông tin phi tài chính
Hiện nay TPBank đã ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng trong việc PTTC KHDN, có thể kể đến một số nội dung như sau :
+ Phân tích các giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp
Xây dựng ý tưởng
Điều tra, nghiên cứu sau khi lập kế hoạch kinh doanh
Rủi ro cực kì cao vì chưa có
doanh thu, lợi nhuận Cho vay cá nhân đốivới chủ sở hữu
Phát triển
Mua TSCĐ, nghiên cứu và phát triển
Rủi ro rất cao - chưa hình thành sản phẩm nên không có doanh thu
Cho vay cá nhân đối với chủ sở hữu hoặc đầu tư mạo hiểm Đi vào
hoạt động
Mua TSCĐ , bổ sung vốn lưu động
Rủi ro từ cao đến rất cao do thiếu vốn, có ít hoặc không có ảnh hưởng trên thị trường, biên lợi nhuận thấp
Cho vay ngắn hạn tài trợ các khoản phải thu và hàng tồn kho thời vụ, vay đầu tư TSCĐ và tài sản lưu động Hoạt động giữa chu kỳ
Thay thế trang thiết bị cũ, có nhu cầu liên tục về mua sắm TSCĐ mới , tăng tài sản lưu động do tăng trưởng doanh thu dài hạn
Rủi ro từ thấp đến trung bình Khoản vay để tài trợ chi tiêu một lần, mua sắm dây chuyền hoặc giới thiệu sản phẩm mới Hoạt động chín muồi, suy thoái
Tái cơ cấu nợ phải trả, các khoản phải thu và HTK luân chuyển chậm
Rủi ro rất cao- thay đổi sản phẩm và thị trường, doanh thu, lợi nhuận giảm
Khoản vay để tài trợ cho tổn thất lợi nhuận hoặc sự giảm tốc độ của chu kỳ hoạt động
động, lĩnh vực kinh doanh , hệ thống thông tin, ban lãnh đạo, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra cần quan tâm đến công tác quản trị sản phẩm - thị trường như việc xác định thị trường, đối tác, phương thức tiếp thị của công ty.
Tiếp đến cần đánh giá về ban giám đốc, chủ sở hữu của công ty bằng việc xem xét trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành, tài chính cá nhân và mối quan hệ với các ngân hàng.
+ Phân tích nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp
CBTD cần lập phương án đề xuất cấp tín dụng sau khi tìm hiểu về nhu cầu vay vốn vủa KHDN. Trong phương án ta cần xác định số tiền cấp tín dụng ; khách hàng lựa chọn sản phẩm nào của ngân hàng ( vay vốn, bảo lãnh, L/C trả chậm,..) ; Hình thức cho vay là từng lần, vay theo hạn mức hay vay dự phòng; phương thức giải ngân ( chuyển khoản , tiền mặt , chứng từ trước); thời hạn vay là phân kỳ hay trả 1 lần ; ...
CBTD phải trả lời được câu hỏi : tại sao khách hàng lại đi vay vốn ? vốn vay có bị sử dụng sai mục đích không ? Theo đó phải xác định được :
- Mục đích vay vốn : Bổ sung vốn lưu động , tài trợ dự án hay để thực hiện hợp đồng
- Nguyên nhân vay vốn : Do doanh thu tăng trưởng , có thêm nhiều dự án hay do mất khả năng thanh toán, năng lực tài chính yếu, hay doanh nghiệp muốn nâng cao hệ số đòn bẩy tài chính. CBTD cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân để đưa ra đánh giá chính xác.
- Sau khi được cấp tín dụng, doanh nghiệp phải bổ sung thêm hồ sơ chứng từ giải ngân, hóa đơn ( ký giải ngân ), đối tượng vay vốn.
+ Phân tích tài sản đảm bảo (nếu có )
TPBank hiện đang sử dụng các phương pháp định giá TSĐB trong HĐTD như chi phí thay thế, trị giá hình thành, trị giá thị trường.