Đối với Sở Y tế tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai (Trang 113 - 117)

y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai

4.3.3. Đối với Sở Y tế tỉnh Lào Cai

- Thực hiện việc tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao về công tác tại các cơ sở y tế trong tỉnh nói chung và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai nói riêng.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế chủ động đến các cơ sở đào tạo về y, dược kêu gọi, thu hút sinh viên về công tác sau khi đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Đối tượng thu hút phần lớn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường loại giỏi, thạc sĩ và tương đương, bác sĩ, dược sĩ dù có tinh thần nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm nên cần phải có thời gian dài công tác mới có kinh nghiệm, thực tiễn để nâng cao tay nghề trong khám và điều trị.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và thực hiện chế độ thu hút, đãi ngộ NNL y tế chất lượng cao để họ yên tâm cống hiến, tình nguyện và yên tâm về công tác tại tỉnh, Sở Y tế cũng cần chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo môi trường làm việc thuận lợi, phù hợp và thật sự đoàn kết, thân thiện để NNL y tế an tâm công tác; theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng chính đáng của NNL y tế, kịp thời giải quyết theo thẩm quyền…

- Bên cạnh đó, Sở Y tế liên tục rà soát nhu cầu, định hướng phát triển dịch vụ kỹ thuật của từng đơn vị để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị; sắp xếp, bố trí cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên cho nhân lực y tế trẻ thuộc diện thu hút, có năng lực, tâm huyết với nghề được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nhất là chuyên khoa sâu sau đại học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ bác sĩ, dược sĩ diện thu hút.

99

KẾT LUẬN

Chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề đã và đang được quan tâm không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn ở tầm vi mô. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là phương châm chiến lược mang tính tổng thể, là một trong những chiến lược phát triển của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phát triển Bệnh viện. Luận văn “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai” được thực hiện trên cơ sở

những vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực với cơ sở là đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của Ngành Y tế và thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện.

Thứ nhất, luận văn trình bày một cách có hệ thống những những lý luận và

thực tiễn cơ bản về nguồn nhân lực như: các khái niệm về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL y tế.

Thứ hai, từ những lý luận trên được vận dụng vào thực tiễn của Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Lào Cai, luận văn phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện qua các khía cạnh: chất lượng nguồn nhân lực y tế và các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Cụ thể:

Về khía cạnh chất lượng nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, tác giả xem xét theo 3 tiêu chí: thể lực, trí lực và tâm lực của nguồn nhân lực y tế. Qua xem xét thực trạng, tác giả nhận thấy chất lượng NNL y tế chưa cao, trong khi nhu cầu sử dụng NNL y tế có tay nghề, chất lượng cao lại liên tục tăng. Bên cạnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân đang đòi hỏi ngày càng cao, các bệnh không lây nhiễm gia tăng cũng như các điều kiện về hội nhập quốc tế đòi hỏi Bệnh viện phải nâng cao chất lượng NNL y tế hợp lý cả trước mắt và lâu dài để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, tác giả xem xét thông qua hoạt động quy hoạch NNL y tế, hoạt động tuyển dụng và thu hút NNL y tế, hoạt động đào tạo và phát triển NNL y tế, công tác thù lao và đãi ngộ NNL y tế, hoạt động bố trí, sử dụng và đánh giá NNL y tế. Bàn về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện, tuy Bệnh viện đã chủ động thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng NNL y tế nhưng các hoạt động vẫn còn nhiều bất cập và chưa toàn diện. Trước thực trạng này, tác giả cho rằng thay vì các hoạt động nâng cao chất lượng NNL y tế mà Bệnh viện đang chủ động thực hiện thì Bệnh viện cần phải tham mưu với Sở Y tế và phối hợp với các cơ sở đào tạo và các đơn vị tư vấn, hoạch định nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

100

Từ những thực trạng trên, tác giả làm rõ những thành tựu đồng thời đưa ra những tồn tại, hạn chế và đánh giá những nguyên nhân của chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động nâng cao chất lượng NNL y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Thứ ba, luận văn đưa ra những quan điểm, định hướng, mục tiêu nâng cao

chất lượng NNL y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng NNL y tế dựa trên những quan điểm chỉ đạo, định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng NNL y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên tác giả không thể kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng những mô hình toán, mô hình kinh tế lượng phức tạp để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực y tế mà không phải là nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực tổng thể của Bệnh viện.

Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình nghiên cứu, nhưng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến ủng hộ chân thành nhất để luận văn hoàn thiện hơn và sâu sắc hơn. Những ý kiến đóng góp đối với tác giả, không chỉ để sửa chữa những hạn chế, thiếu sót của luận văn, mà còn giúp tác giả nhận thức đầy đủ và hoàn thiện hơn về cách thức, phương pháp nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu và công tác.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Lào Cai

[2] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018, Lào Cai

[3] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2018), Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019, Lào Cai

[4] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức và người lao động năm 2017, Lào Cai

[5] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2018), Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức và người lao động năm 2018, Lào Cai

[6] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2019), Báo cáo số lượng, chất lượng viên chức và người lao động năm 2019, Lào Cai

[7] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai (2015), K yếu 10 năm hình thành và phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Lào Cai

[8] Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Quy chế chi tiêu nội bộ và Phương án hạch toán tài chính của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, Lào Cai

[9] Bộ Y tế (2015), Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữabệnh giai đoạn 2015-2020, Hà Nội.

[10] PGS.TS.Trần Xuân Cầu, PGS.TS.Mai Quốc Chánh (2015), Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, Trường đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[11] Lê Thị Hồng Điệp (2005),“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội. [12] TS. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu

đổimới và hội nhập kinh tế”, Tạp chí Cộng sản số 786.

[13] Trần Thanh Thủy (2015),“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”, luận án tiến sĩ quản trị nhânlực, Đại học Lao động - Xã hội.

[14]. PGS.TS. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Nguồn nhân lực, Trường đại học Lao động - xã hội, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

[15]. Nguyễn Phú Trọng (2000) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH.05.03 “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”.

102

[16]. Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

[17]. PGS.TS. Phùng Rân (2008), “Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán tổng hợp cần có lời giải đồng bộ”, trường Cao đẳng Viễn Đông, TP.HCM.

[18]. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2011), Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2020,Lào Cai.

[19]. Nguyễn Duy Dũng (2014), Đào tạo và quản lý nhân lực - Kinh nghiệm Nhật Bản,

Hàn Quốc và những gợi ý cho Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[20]. Phạm Minh Hạc (2011), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[21]. Lương Việt Hải (2003), Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế k XXI, Đề tài khoa học cấp 157 Nhà nước KX-05 Nghiên cứu văn hoá, con

người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI”11-2003.

[22]. Tạ Ngọc Hải (2010), Một số nội dung về nguồn nhân lực và đánh giá nguồn

nhân lực, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước.

[23]. Phạm Thành Nghị (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

[24]. Lê Du Phong (2016), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

[25]. Nguyễn Văn Phức (2010), Quản lý nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường, Đại học Bách khoa Hà Nội.

[26]. Vũ Thị Thìn (2014), “Hoạt động quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp của Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tạp chí Kinh tế Phát triển.

[27]. Nguyễn Cao Thịnh (2010), “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam” UNDP-CEMA.

[28]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg về phê duyệt Quy

hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

[29]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị 18/CT-TTg về việc triển khai thực hiện

Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

[30]. Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Hà Nội.Nguyễn Tiệp (2015), Giáo trình nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội.

[31]. Đức Vượng (2015), Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)