Lào Cai
4.1.3.1. Mục tiêu chung
Trước yêu cầu và thách thức trong các giai đoạn tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã đề ra các mục tiêu trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như sau:
Một là, xây dựng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng
chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hợp lý về cơ cấu, có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Bệnh viện trong thời gian tới.
Hai là, chủ động tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo liên tục
nhằm nâng cao kiến thức, khả năng thực hiện công việc cho cán bộ.
Ba là, đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên y tế đủ về số lượng, vững vàng về
trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, có khả năng nắm bắt các công nghệ mới và làm chủ các công việc được giao.
Bốn là, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế.
Vì trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ cán bộ có tác động thúc đẩy và tạo dựng uy tín của Bệnh viện.
90
- 100% cán bộ chuyên môn đạt trình độ cao đẳng trở lên, không có cán bộ trình độ trung cấp.
- 100% cán bộ được tham gia đào tạo liên tục và đào tạo lại khi thực hiện nhiệm vụ công tác.
- Tỷ lệ Bác sĩ/Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên: 0,6 - Tỷ lệ Bác sĩ/Giường bệnh: 0,33
- Tỷ lệ Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên/Giường bệnh: 0,55 - Tỷ lệ Dược sĩ/Giường bệnh: 0,05
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
4.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Cơ sở hình thành
Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, công tác quy hoạch nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai còn hạn chế trong việc xác định chính xác nhân lực tại các vị trí việc làm cụ thể theo từng thời điểm cụ thể. Thực tế là nếu so sánh số lượng NVYT thực tế làm việc so với nhu cầu làm việc thì năm 2017 số liệu này thấp hơn, năm 2018 cao hơn và đến năm 2019 cao hơn không đáng kể. Từ hạn chế này, tác giả đề xuất giải pháp về nâng cao công tác quy hoạch nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện.
Mục đích thực hiện
Biện pháp được thực hiện với mục đích nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch nguồn nhân lực y tế, dự báo chính xác nhu cầu nhân lực y tế từng thời kỳ để đưa ra các quyết định tuyển dụng và sắp xếp nhân lực phù hợp. Từ đó giúp nâng cao chất lượng nhân lực tại Bệnh viện.
Nội dung
Bệnh viện cần thực sự quan tâm tới việc quy hoạch nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển. Bệnh viện cũng cần đánh giá tầm quan trọng của việc trang bị các hiểu biết về chiến lược, quy hoạch hay kế hoạch phát triển của Bệnh viện cho cán bộ. Đảm bảo cho mọi cán bộ đều có những hiểu biết sâu sắc về các mục tiêu phát triển của Bệnh viện và lấy đó làm định hướng chuẩn mực trong công tác của từng cá nhân. Việc tuyên truyền này có tác động tích cực đến quá trình thực thi các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Công tác quy hoạch nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng phải có sự tham gia tích cực của các Trưởng khoa, phòng, trung tâm, đơn vị. Điều này, vừa phát huy được trí tuệ tập thể giúp tìm kiếm hiệu quả hơn những tư
91
duy mới, ý tưởng mới hay giải pháp mới trong quy hoạch nguồn nhân lực lại vừa khiến cho họ có xu hướng cam kết mạnh mẽ hơn trong thực hiện các lộ trình phát triển mà chính họ đã góp phần hoạch định.
Điều kiện để thực hiện
Các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị cần phối hợp, liên kết chặt chẽ để xác định chính xác nhu cầu nhân lực của từng đơn vị. Đồng thời, khi xây dựng chiến lược phát triển bệnh viện và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phải thực tế và phù hợp để làm cơ sở, căn cứ cho việc quy hoạch và dự báo chính xác nhân lực nói chung và nhân lực y tế nói riêng.
4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Cơ sở hình thành
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được hình thành căn cứ vào sự hạn chế của công tác này được nêu ra trong kết quả phân tích, cụ thể một số vị trí việc làm Bệnh viện có nhu cầu nhưng không có người ứng tuyển hoặc không đủ số lượng chỉ tiêu cần tuyển dụng nên không đạt hiệu quả trong việc tuyển dụng.
Mục đích thực hiện
Đề xuất thực hiện giải pháp với mong muốn giúp Bệnh viện tuyển dụng và thu hút được nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng đảm bảo chất lượng phù hợp với các vị trí việc làm cụ thể. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng và thu hút vào làm việc tại Bệnh viện, tạo tiền đề cho các hoạt động đào tạo, phát triển sau này.
Nội dung
Quá trình tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chiến lược phát triển của Bệnh viện bởi vì quá trình tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp cho các nhà quản lý có được những cán bộ giỏi, có kỹ năng và chuyên môn tốt để chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như góp phần vào sự phát triển của Bệnh viện. Đồng thời tuyển dụng tốt cũng sẽ giúp giảm các chi phí do phải đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo này, Bệnh viện cần:
Có chính sách ưu tiên với những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi; mới ra trường nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
Có chế độ thu hút và đãi ngộ đặc biệt với nguồn nhân lực chất lượng cao khi họ về Bệnh viện công tác.
92
Tổ chức đợt khám sức khỏe cho ứng viên để kiểm tra một cách chính xác tình hình sức khỏe của họ.
Đưa thêm những câu hỏi về tình huống công việc cụ thể với từng vị trí việc làm dự tuyển trong bộ đề thi để kiểm tra tay nghề cũng như thái độ ứng xử của ứng viên.
Điều kiện thực hiện
Bệnh viện cần phải chú trọng công tác tuyển dụng để đảm bảo tuyển đúng số lượng và đạt chuẩn về chất lượng cũng như tăng thêm nguồn kinh phí cho hoạt động thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác lâu dài tại Bệnh viện.
4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Cơ sở hình thành
Từ kết quả phân tích thực trạng cho thấy, hạn chế lớn nhất khiến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai chưa đạt kết quả cao là công tác đào tạo và phát triển NNL y tế. Bên cạnh những hạn chế về tình trạng quá tải của Bệnh viện thì với đặc thù là ngành chăm sóc sức khỏe cho con người nên thời gian đào tạo trong y tế cũng dài hơn và khắt khe hơn các ngành khác. Vậy nên dù Bệnh viện đã tạo mọi điều kiện để công tác đào tạo và phát triển NNL y tế được phát triển nhưng hiệu quả công tác này lại chưa đáp ứng được mong đợi. Vì vậy, trong giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả sẽ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Mục đích thực hiện
Giải pháp được thực hiện với mục đích nâng cao chất lượng công tác đào tạo thông qua việc xác định chính xác mục tiêu đào tạo; đối tượng đào tạo; kế hoạch đào tạo, bổ sung kinh phí hợp lý phục vụ đào tạo đồng thời khuyến khích cán bộ tự đào tạo, trau dồi kiến thức.
Nội dung
Mục tiêu đào tạo: Xác định rõ mục tiêu cụ thể là nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển của Bệnh viện không chỉ hiện tại mà còn trong giai đoạn tới.
Đối tượng đào tạo: Đào tạo đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm, đảm bảo hiệu quả đào tạo và hiệu quả công việc khi cán bộ tham gia đào tạo.
Do nguồn kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo có hạn nên để nâng cao trí lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo thì công tác đào tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai cần có sự ưu tiên về đối tượng cũng như ưu tiên việc tự đào tạo, đào tạo tại chỗ, cầm tay chỉ việc. Nhân viên y tế là đối tượng cần
93
được ưu tiên hơn. Tiếp theo đó, cần quan tâm đến những cán bộ giữ chức vụ quản lý vì đây là lực lượng chính đề ra các định hướng, chính sách, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự. Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý mà thấp thì việc nâng cao chất lượng NNL y tế của Bệnh viện sẽ khó có được hiệu quả cao.
Kế hoạch đào tạo: Phải xây dựng rõ ràng, cụ thể, việc thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của Bệnh viện. Chi phí đào tạo phải được tính toán cụ thể, hạn chế tối đa phát sinh những chi phí liên quan khi thực hiện.
Nội dung đào tạo: đào tạo lý thuyết đi đôi với thực hành và phù hợp với tình hình thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Nội dung kiến thức đào tạo phải phù hợp với nhu cầu và mục đích, liên tục được cập nhật, đổi mới, bắt kịp xu thế chung. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng cần chú ý đến đào tạo các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ năng tư vấn cho người bệnh,… Đây là những kỹ năng rất cần thiết đối với cán bộ viên chức, người lao động nói chung và nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc với người bệnh nói riêng.
Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo: Chương trình này nhằm mục đích đánh giá chất lượng NNL sau đào tạo, đội ngũ cán bộ sau khi được đào tạo đã tích lũy thêm được những kiến thức, kĩ năng gì, nó có làm tăng chất lượng, hiệu quả công việc không? Bệnh viện phải xây dựng các bài kiểm tra đánh giá để đánh giá chất lượng nhân sự ngay sau khi kết thúc một khóa đào tạo. Bên cạnh đó, có thể so sánh kết quả kiểm tra năng lực cũng như chất lượng công việc của người lao động trước và sau khi đào tạo để đánh giá hiệu quả đào tạo.
Sau mỗi khóa đào tạo, Bệnh viện cũng cần lấy ý kiến đánh giá, đóng góp của cán bộ tham gia đào tạo về nội dung, hình thức, cách thức, quy trình đào tạo để hiểu được cán bộ cần gì và mong muốn gì về một chương trình đào tạo, làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp các chương trình đào tạo triển khai lần sau.
Sử dụng cán bộ sau đào tạo: sau khi kết thúc khóa đào tạo, Bệnh viện cần sắp xếp, bố trí những cán bộ đó vào những vị trí công việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo. Điều này vừa giúp đội ngũ cán bộ áp dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả làm việc, vừa có tác dụng khuyến khích cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ vì họ thấy kiến thức của mình học được được sử dụng trực tiếp trong công việc hàng ngày.
Điều kiện thực hiện
Để thực hiện thành công giải pháp này, tác giả thiết nghĩ Bệnh viện cần bổ sung đủ nguồn kinh phí phục vụ đào tạo. Đồng thời, yêu cầu bộ phận đào tạo phải
94
đánh giá cán bộ trước và sau đào tạo để đảm bảo cán bộ sau đào tạo có chất lượng tốt nhất.
4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thù lao và đãi ngộ nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Cơ sở hình thành
Mặc dù chính sách thù lao đã được thực hiện tốt nhưng chế độ đãi ngộ còn chưa toàn diện, điều này có thể làm giảm động lực làm việc của cán bộ thậm chí họ đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đây có thể là nguy cơ khiến chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng có khả năng giảm sút. Do đó, việc quan tâm xây dựng chế độ đãi ngộ toàn diện là giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực y tế nói riêng tại Bệnh viện.
Mục đích
Tác giả đề xuất giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua chế độ thù lao và đãi ngộ nhân lực. Chính sách thù lao và đãi ngộ nhân lực phù hợp là cơ sở để kích thích vật chất, tinh thần nhằm thu hút sự quan tâm của họ tới hoạt động của Bệnh viện và nếu hệ thống thù lao và đãi ngộ toàn diện, hợp lí sẽ khuyến khích họ tâm huyết với công việc, nâng cao năng suất lao động.
Nội dung
Hiện nay, Bệnh viện đã được giao tự chủ về tài chính và biên chế nên Bệnh viện cần chủ động thiết kế hệ thống thù lao và đãi ngộ nhân lực cho phù hợp để vừa đáp ứng đúng kỳ vọng của cán bộ (nhất là NNL chất lượng cao), vừa giúp Bệnh viện đạt được các mục tiêu phát triển.
Hệ thống KPI được hiểu là những chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc, hay nói cách khác KPI chính là mục tiêu công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị cần đạt được để đáp ứng yêu cầu chung. Việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích: (i) Đảm bảo cán bộ thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. (ii) Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc. (iii) Việc sử dụng các chỉ số KPI góp phần làm cho việc đánh giá quá trình thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn.
Nhìn chung, nếu xây dựng được chế độ chi trả thu nhập tăng thêm theo hiệu quả làm việc và mức độ đóng góp thực tế của cán bộ thì sẽ là động lực giúp cán bộ tiếp tục gắn bó và cống hiến với Bệnh viện. Xu hướng này giúp quản lý tốt hơn các khoản phúc lợi và đảm bảo sự công bằng và ổn định trong tổ chức. Xây dựng cơ chế đãi ngộ toàn diện sẽ giúp cho cán bộ tích cực điều chỉnh hành
95
vi, lối sống và hỗ trợ đồng nghiệp nhiều hơn, kết quả cuối cùng là nâng cao được hiệu quả công việc chung.
Điều kiện thực hiện
Để thực hiện thành công giải pháp này, tác giả thiết nghĩ Bệnh viện cần xúc tiến và đẩy mạnh việc áp dụng chi trả thu nhập tăng thêm theo KPI.
4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác sử dụng và đánh giá nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai