Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai (Trang 43)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của bệnh viện trên cơ sở tổng hợp số liệu từ đó đánh giá, phân tích đúng thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện. Các phương pháp phân tích chủ yếu là:

Phương pháp phân tích thống kê: luận văn sử dụng cả 2 phương pháp là

thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, dãy số thời gian; các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị mơ tả... để phân tích các chỉ tiêu nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp, kết hợp kết quả của

một vài nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết liên quan. Đơn giản hơn, nó có thể coi là sự xác định phép đo chung của cỡ hiệu ứng, trong đó bình qn gia quyền có thể là kết quả của phân tích tổng hợp. Tính bình qn gia quyền có liên quan tới cỡ mẫu trong mỗi nghiên cứu cá nhân. Dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân, nhưng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ước lượng chính xác hơn cỡ hiệu thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ. Phân tích tổng hợp là một thành tố quan trọng trong quy trình xem xét hệ thống, đánh giá có tính đại diện và độ phủ rộng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)