CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai trên cơ sở sáp nhập 2 bệnh viện Đa khoa số I và Đa khoa số II của tỉnh Lào Cai. Bệnh viện đi vào hoạt động từ ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Lào Cai, được xếp loại bệnh viện hạng I với quy mô 700 giường, tổng số cán bộ viên chức, người lao động là bệnh viện 723 cán bộ, trong đó có 175 bác sỹ.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai có tổng số 37 khoa, phòng, bao gồm 7 phòng chức năng, 8 khoa cận lâm sàng, 22 khoa lâm sàng.
Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, được xây dựng hồn tồn mới trên diện tích gần 26 ha với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ được đầu tư từ nguồn vốn vay ODA Hàn Quốc.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là Bệnh viện Vệ tinh của các bệnh viện trung ương: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai các chuyên ngành Chấn thương, Tim mạch, Ung bướu. Chính vì vậy, Bệnh viện đã nhận được sự hỗ trợ trong công tác đào tạo cán bộ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật từ các bệnh viện hạt nhân. Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật cao như gây mê hồi sức, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật sọ não, phẫu thuật thay khớp háng, các phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật mạch máu ngoại vi, phẫu thuật nội soi tiêu hóa, phẫu thuật nội soi tiết niệu,phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật nội soi phụ khoa, nội soi phế quản, nội soi sinh thiết chẩn đốn, chẩn đốn hình ảnh, giải phẫu bệnh, ghép da…
Thế mạnh của Bệnh viện là phát triển mạnh các chuyên khoa mũi nhọn chấn thương chỉnh hình, xét nghiệm, giải phẫu bệnh, huyết học truyền máu, lọc máu – thận nhân tạo…
Bệnh viện không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới quản lý, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, quản lý, khám chữa bệnh theo mơ hình bệnh viện thơng minh.
Định hướng đến năm 2025, Bệnh viện hạng I với 1000 giường bệnh, tiếp tục là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện xây dựng Trung tâm Ung bướu, phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới, trở thành địa chỉ tin cậy về khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.
34
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai
Bệnh viện đa khoa hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc UBND tỉnh, thành phố và các Ngành có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu, cơ sở hạ tầng phù hợp. Với chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:
a. Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định.
c. Có trách nhiệm giải quyết tồn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ y tế:
a. Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và sau đại học.
b. Tổ chức đào tạo liên tục cho các cán bộ, viên chức, công chức trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chun mơn.
3. Nghiên cứu khoa học về y học:
a. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc - Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
b. Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu…. Chức năng này rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi mà đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp trong nước và trên thế giới.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:
a. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
b. Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.
5. Phòng bệnh:
35
b. Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Đặc biệt quan trong trong thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, trong nước và tại tỉnh Lào Cai.
6. Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
a. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
b. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
c. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Nguồn: Phòng TCCB Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
3.1.4. Những đặc điểm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai Đa khoa tỉnh Lào Cai
3.1.4.1. Đặc điểm đặc thù của ngành Y tế
Năm 1985, nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã nói: “Ít có nghề nghiệp nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như đối với người làm cơng tác y tế. Đó là một nghề đặc biệt, địi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, sự từng trải và kinh nghiệm,
36
một nghề mà mọi cơng việc, dù là nhỏ, đều có liên quan đến tính mệnh con người và hạnh phúc gia đình”.
Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 25/10/2017 về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với quan điểm: “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương”. Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực y tế và chất lượng cơng tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngành Y tế là một trong những ngành cung ứng dịch vụ và thuộc hệ thống chính sách an sinh xã hội vì vậy ln nhận được sự quan tâm của xã hội. Nhân viên y tế bên cạnh những áp lực công việc, môi trường làm việc nhiều nguy cơ lây nhiễm, và những đặc thù nghề nghiệp riêng còn phải chịu sự phán xét cao của dư luận xã hội khi xảy ra những sai sót trong chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid – 19 đang diễn ra rất phức tạp trên thế giới và trong nước. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực y tế hiện nay.
3.1.4.2. Cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai tọa lạc giữa trung tâm hành chính của tỉnh Lào Cai. Hàng năm, Bệnh viện ln có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị thêm nhiều thiết bị y tế hiện đại để phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh nguồn đầu tư của Nhà nước, Bệnh viện đã thí điểm thực hiện xã hội hóa trong đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ như: Bệnh viện có 02 khu nhà 7 tầng; 02 khu nhà 11 tầng; khu điều trị bệnh truyền nhiễm, khu xạ trị phục vụ bệnh nhân điều trị ung thư, khu dịch vụ cho người nhà người bệnh, nhà đại thể,hệ thống xử lý nước thải, chất thải hiện đại và các cơng trình phụ trợ khác. Đồng thời Bệnh viện đã trang bị máy chụp cộng hưởng từ Telsa 1.5, máy chụp cắt lớp vi tính 28 - 64 - 128 dãy, máy siêu âm 3D - 4D, máy siêu âm chuyên tim, hệ thống máy lọc thận, hệ thống siêu lọc máu, X-quang số hóa, hệ thống phẫu thuật tim hở, hệ thống can thiệp mạch, hệ thống điều trị ung thư, hệ thống xét nghiệm tự động chạy từ các đơn vị về trung tâm xét nghiệm và trả kết quả
37
trên hệ thống mạng,... Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là một trong những Bệnh viện đầu tiên trong cả nước áp dụng triển khai phần mềm “Giải pháp bệnh viện thơng minh HIS”. Đây chính là biện pháp để cải cách thủ tục hành chính, thơng qua đó tạo nên sự thuận lợi trong thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh và đáp ứng sự hài lịng của người bệnh.Giải pháp Bệnh viện thơng minh cung cấp hệ thống thống kê, báo cáo, hệ thống giám sát cho nội bộ bệnh viện và giúp các cơ quan quản lý cấp trên có thể nhanh chóng nắm bắt tình hình khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, các thống kê, báo cáo được tổng hợp tự động bằng phần mềm, được lưu giữ, truyền tải có tính bảo mật cao qua mạng Internet, đảm bảo liên thông dữ liệu giữa các đầu mối. Mơ hình này cịn giúp giám sát các hoạt động thu, chi và kiểm soát việc cấp phát thuốc, vật tư tiêu hao,… từ đó, góp phần tích cực hạn chế thất thốt và lãng phí trong cơng tác khám chữa bệnh.
Thực trạng hiện nay, hầu hết bác sỹ trẻ muốn trưởng thành đều phải làm việc cho các bệnh viện công lập, tuy nhiên sau vài năm khi đã vững về mặt chun mơn thì các bác sỹ lại muốn bỏ bệnh viện công do thu nhập thấp. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, sẵn sàng đền bù chi phí đào tạo để rời khỏi các bệnh viện công nên đã ảnh hưởng tới chất lượng của tuyến y tế công lập.
3.1.4.3. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai là một môi trường làm việc năng động, nhiệt huyết với tinh thần làm việc hăng say, cầu tiến cao. Bệnh viện luôn quan tâm bổ sung kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao, tương ứng với quy mô của bệnh viện trong từng giai đoạn phát triển, đảm bảo cho mọi hoạt động của bệnh viện luôn diễn ra thống nhất và đạt hiệu quả cao. Bệnh viện luôn tập trung phát triển nguồn nhân lực tri thức từ việc xây dựng chế độ đãi ngộ xứng đáng với mức lương, thưởng, các phúc lợi hấp dẫn và nhiều cơ hội thăng tiến; là bệnh viện vệ tinh của nhiều bệnh viện tuyến trung ương nên thường xuyên được các chuyên gia đến khám, điều trị và trực tiếp đào tạo tại Bệnh viện; thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn hoặc triển khai chương trình hợp tác đào tạo nâng cao tay nghề; tích cực bồi dưỡng trình độ chun mơn của đội ngũ nhân viên y tế thông qua các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành.
Không những vậy, Bệnh viện xây dựng môi trường làm việc văn hóa và chuyên nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để những thầy thuốc yêu nghề được cập nhật các phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến nhất đồng thời phát huy khả năng chuyên môn, năng lực quản lý và thể hiện y đức trong nghề nghiệp.
38
3.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực y tế và hoạt động nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
3.2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai Lào Cai
3.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2017 - 2019 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Trong giai đoạn 2017 - 2019, Bệnh viện có nhiều sự biến động về nhân lực. Cụ thể, số lượng nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện tăng lên theo kế hoạch chỉ tiêu giường bệnh được giao.
Biểu đồ 3.1: Số lƣợng nguồn nhân lực y tế của BVĐK tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017- 2019
ĐVT: Người
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy số lượng nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện đang tăng lên hàng năm. Đặc biệt từ năm 2017 đến năm 2018, số lượng nhân lực y tế của Bệnh viện từ 634 người, tăng lên đến 716 tức là tăng 13,25%. Đến thời điểm ngày 31/12/2019 là 723 người. Sự gia tăng về NNL y tế là do chỉ tiêu giường bệnh tăng, lưu lượng người bệnh đến khám bệnh và điều trị tăng nên việc gia tăng NNL sẽ giúp làm giảm áp lực cho NVYT. Ngoài ra, việc mở rộng liên kết hợp tác, cử cán bộ làm công tác khám chữa bệnh tại các đơn vị khác theo hình thức hợp tác hoặc đề án 1816 cũng khiến cho NNL y tế phải phân bổ, luân chuyển và thay đổi.
580 600 620 640 660 680 700 720 740 2017 2018 2019 634 718 723
39
3.2.1.2. Thể lực của nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai a. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo độ tuổi a. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo độ tuổi
Độ tuổi nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện được tác giả phân tổ thành 4 nhóm: Dưới 30 tuổi, từ 30 tuổi đến 40 tuổi, từ 40 tuổi đến 50 tuổi và trên 50 tuổi
Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo độ tuổi tại BVĐK tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019
ĐVT: Người
STT Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 18/17 (%) 19/18 (%) TĐPT BQ (%) Tổng số 634 100 718 100 723 100 113.25 100.70 106.79 1 < 30 tuổi 47 7,42 73 10,17 98 12,66 155.32 134.25 144.40 2 30 - 40 tuổi 445 70,19 478 66,57 431 62,28 107.42 90.17 98.41 3 40 - 50 tuổi 56 8,83 97 13,51 95 12,27 173.21 97.94 130.25 4 > 50 tuổi 86 13,56 70 9,75 99 12,79 81.40 141.43 107.29
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai
Độ tuổi của nguồn nhân lực y tế tại BVĐK tỉnh Lào Cai hiện nay đang có sự chênh lệch giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi đang là lực lượng lao động chiếm phần lớn tại bệnh viện với 431 người, chiếm 62,28% tổng số. Số lượng cán bộ trẻ dưới 30 còn hạn chế chỉ chiếm 7,42% năm 2018 và 12,66% năm 2019.