XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚI KHCN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhận tại NHTMCP á châu chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 128 (Trang 93 - 94)

TẠI VIỆT NAM

3.1.1 Phân tích môi trường kinh doanh của hoạt động cho vay đối vớiKHCN trong giai đoạn hiện nay KHCN trong giai đoạn hiện nay

Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng trên đà phục hồi của những năm trước, nhu cầu tín dụng đầu tư mới/mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều rủi ro như nguy cơ quay trở lại của chủ nghĩa bảo hộ và khả năng thất bại của hiệp định thương mại TPP, hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI có thể gặp trở ngại. Bên cạnh đó, sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Thị trường năng lượng được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2017, sau khi các nước OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu từ đầu năm. Tuy nhiên, thị trường này vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, khi giá dầu vẫn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu đồng USD tăng mạnh. Giá xăng dầu là một yếu tố đầu vào quan trọng của nền kinh tế, tác động lớn đến lạm phát, do đó diễn biến thị trường năng lượng có thể ảnh hưởng đến lãi suất huy động và cho vay.

Ngoài ra, theo quy định Thông tư 06/2016 (sửa đổi Thông tư 36/2014), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn giảm so với năm 2016 và theo lộ trình tiếp tục sẽ giảm trong năm 2018, gây áp lực cho thanh khoản và tín dụng của ngân hàng, đòi hỏi ACB cần tập trung cải thiện cơ cấu tài sản, nguồn vốn theo hướng đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn, kiềm chế dư nợ trung - dài hạn.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngân hàng

đồng thời phát triển các dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, mảng bán lẻ vẫn là thị trường giàu tiềm năng với các ngân hàng trong nước do Việt Nam là nước có dân số đông (93 triệu người), mức độ phổ cập tài chính ngân hàng đặc biệt tại khu vực nông thôn còn thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng mới chiếm khoảng trên 8%/dư nợ và có khả năng tăng trưởng trung bình trên 20% trong những năm tới. Ngoài ra quy mô và số lượng doanh nghiệp SME mới thành lập ngày càng lớn trong điều kiện được hỗ trợ bởi các chính sách của Chính phủ cũng sẽ là mảng khách hàng tiềm năng đặc biệt tại các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên. Ngoài ra Chính phủ và NHNN có định hướng nắn dòng tín dụng vào phát triển nông nghiệp nông thôn đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sản. Đây cũng là thị trường tiềm năng để các ngân hàng khai thác.

Xu hướng tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng và nguồn vốn, tăng vốn tự có để cải thiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động. Các quy định của NHNN ngày càng theo hướng thắt chặt và hướng dần tới các thông lệ chuẩn mực quốc tế để đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Trong năm 2017 các ngân hàng phải tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng và nguồn vốn để giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay TDH về mức dưới 40% vào đầu năm 2018. Ngoài ra các ngân hàng phải tiếp tục tìm cách tăng vốn tự có để đảm bảo CAR có thể đáp ứng được với quy định về hệ số rủi ro cho vay bất động sản lên 200% từ đầu năm 2017 cũng nhu cầu tăng trưởng tổng tài sản thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, phát hành trái phiếu kỳ hạn dài...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhận tại NHTMCP á châu chi nhánh hà thành khoá luận tốt nghiệp 128 (Trang 93 - 94)