Rủi ro đối với các bên khi thực hiện nghiệp vụ bảolãnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 26 - 30)

6. Kết cấu khóa luận

1.1.6 Rủi ro đối với các bên khi thực hiện nghiệp vụ bảolãnh

Đối với hoạt động bảo lãnh, tuy ngay từ ban đầu khi phát hành bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh chưa phải bỏ vốn nhưng ngân hàng vẫn không thể tránh khỏi một số rủi ro mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía ngân hàng và người thụ hưởng bảo lãnh. -I- Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy ra khi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy yếu, thậm chí có khả năng phá sản dẫn tới việc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đã ký kết trong hợp đồng kinh tế với bên nhận bảo lãnh. Khi đó ngân hàng không những phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà việc truy đòi bồi hoàn từ bên được bảo lãnh cũng trở nên khó khăn và có khả năng mất vốn.

Rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các hành vi lừa đảo, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với bên đối tác và không hoàn trả số tiền mà ngân hàng đã trả thay.

Ngoài ra, ngân hàng cũng gặp phải rủi ro tín dụng khi người thụ hưởng bảo lãnh xuất trình chứng từ giả để yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán. Do tính chất độc lập của hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng kinh tế nên ngân hàng phải thực hiện nghĩa

vụ trong cam kết bảo lãnh khi người thụ hưởng xuất trình được chứng từ phù hợp. Và như vậy, nếu như ngân hàng không phát hiện ra hành vi giả mạo của bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng phải chịu rủi ro không thu hồi được số tiền đã chi trả từ bên được bảo lãnh.

-I- Rủi ro thanh khoản

Thông thường, ngân hàng phải trích vốn để lập quỹ bảo lãnh phục vụ cho mục đích thanh toán thư bảo lãnh. Nếu số tiền phải trả quá lớn, vượt quá giá trị của quỹ thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, buộc ngân hàng phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang, thậm chí phải bán chứng khoán dự trữ, đi vay trên thị trường mở hay phát hành chứng khoán nợ mới mà các hoạt động này khi thực hiện một cách bị động thường làm cho ngân hàng bị thiệt hại rất nhiều do chi phí cơ hội bỏ ra là rất lớn.

-I- Rủi ro hối đoái

Đối với các hợp đồng ngoại thương, ngân hàng thường phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ tức là ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm người được bảo lãnh hoàn trả cho ngân hàng mà đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro hối đoái. Bởi khi đó, số tiền mà ngân hàng thu về bằng nội tệ sẽ nhỏ hơn giá trị bảo lãnh bằng ngoại tệ mà ngân hàng đã thanh toán quy về nội tệ.

-I- Rủi ro pháp lý

Ngân hàng bảo lãnh có thể chịu các rủi ro liên quan đến pháp lý do sự hạn chế, bất cập và không hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành tạo nên những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng và các bên tham gia quan hệ bảo lãnh. Rủi ro này cùng có thể xảy ra do các quy định của pháp luật không rõ ràng tạo nên sự hiểu sai luật, gây nên tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra rủi ro pháp lý có thể xuất phát từ bản thân ngân hàng như cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy định của pháp luật, tư vấn pháp lý đối với các hợp đồng bảo lãnh không đúng... -I- Rủi ro gian lận

Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đòi tiền vượt quá tổn thất vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ không đúng thực tế, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp... để được thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

-I- Rủi ro lừa đảo, giả mạo

Đối với bảo lãnh ngân hàng, lừa đảo và giả mạo là hai vấn đề thường xuyên đi liền với nhau và thường gây hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo, giả mạo thường gặp là: - Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng, sau đó lập chứng từ giả đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

- Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác.

-I- Rủi ro mất uy tín

Ngân hàng phát hành bảo lãnh gặp phải rủi ro này khi người ký phát cam kết bảo lãnh không đúng thẩm quyền do họ không phải là người đại diện theo pháp luật, không được người đại diện ủy quyền phân cấp. Do đó ngân hàng bảo lãnh có quyền từ chối thanh toán bảo lãnh. Điều này sẽ khiến cho uy tín của ngân hàng bị giảm sút.

Ngoài ra, việc bảo lãnh bị làm giả chữ ký, con dấu giả mạo người có thẩm quyền của bên phát hành bảo lãnh cũng khiến cho bảo lãnh mất giá trị và làm mất uy tín của ngân hàng phát hành.

-I- Rủi ro từ các điều kiện bảo lãnh

Sự non kém trong trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng có thể được các bên đối tác đặc biệt là đối tác nước ngoài lợi dụng trong việc thỏa thuận nội dung thư bảo lãnh để thêm các điều khoản bất lợi cho ngân hàng vào hợp đồng bảo lãnh, điều này sẽ gây nên những rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện cam kết bảo lãnh.

-I- Rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm

Đối với hoạt động bảo lãnh thì tài sản bảo đảm cũng có vai trò quan trọng như đối với hoạt động cho vay thông thường. Bởi TSBĐ được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng.

Tuy nhiên ngân hàng có thể gặp rủi ro trong quá trình thu hồi số tiền mà ngân hàng đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh bằng việc xử lý TSBĐ. Rủi ro xảy ra khi giá trị TSBĐ bị giảm sút do việc đánh giá sai giá trị hoặc cán bộ tín dụng lơ là trong quá trình quản lý, giám sát và bảo quản TSBĐ.

Ngoài ra các hành vi lừa đảo của bên được bảo lãnh như làm giả giấy tờ của TSBĐ, cầm cố, thế chấp bằng tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc tài sản đang có tranh chấp cũng khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm thậm chí có khả năng không thu hồi được nợ.

1.1.6.2 Rủi ro đối với bên đươc bảo lãnh

Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng trong giao dịch bảo lãnh là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro trong kinh doanh, thương mại đơn thuần.

-I- Nguyên nhân từ người nhận bảo lãnh:

Người được bảo lãnh có rủi ro về chứng từ khi người nhận bảo lãnh có ý đồ lừa đảo nên đã lập và xuất trình bộ chứng từ giả mạo.

Người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng do sự cản trở hoặc không có thiện chí từ phía người nhận bảo lãnh, do vậy ngân hàng vẫn có trách nhiệm phải bồi thường cho người thụ hưởng và người được bảo lãnh phải có nghĩa vụ bồi hoàn lại cho ngân hàng.

-I- Nguyên nhân từ chính người được bảo lãnh

Xuất phát từ sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá sai lệch về thị trường, nắm bắt thông tin không kịp thời và độ chính xác không cao, không theo kịp được những biến động thị trường... điều đó sẽ khiến người được bảo lãnh gặp phải các rủi ro như ký các hợp đồng hàng hóa bị cấm nhập khẩu,...

1.1.6.3 Rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức đảm bảo cho người thụ hưởng trong các giao dịch kinh tế. Tuy nhiên, không phải người thụ hưởng sẽ không gặp rủi ro khi yêu cầu bên đối tác hoặc ngân hàng bảo lãnh thanh toán.

Trên thực tế hoạt động kinh doanh của một NHTM cũng chứa đựng rủi ro, có thể dẫn đến phá sản. Và rủi ro cho người thụ hưởng sẽ xảy ra khi việc xác định uy tín của bên bảo lãnh trước khi chấp nhận cam kết bảo lãnh không chính xác. Khi đó, có thể người được bảo lãnh và người bảo lãnh đều không có khả năng thanh toán cho người thụ hưởng hoặc nếu người thụ hưởng nhận được bồi hoàn từ bên bảo lãnh thì cũng vẫn có thiệt hại khi mất đi cơ hội kinh doanh, kế hoạch nguồn vốn bị thay đổi gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, bên nhận bảo lãnh còn có thể gặp rủi ro như:

✓ Người thụ hưởng gặp rủi ro bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do: Người ký phát không đúng thẩm quyền hoặc cam kết bảo lãnh bị làm giả chữ ký, con dấu hoặc người thụ hưởng không đáp ứng được các điều kiện thanh toán của bảo lãnh.

Điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc từ việc bên nhận bảo lãnh không am hiểu về việc lập bộ chứng từ đúng tiêu chuẩn của ngân hàng phát

hành hoặc cũng có thể do ngân hàng phát hành bảo lãnh cố ý thoái thác nghĩa vụ, đùn đẩy rủi ro về phía người nhận bảo lãnh thông qua những điều kiện được thể hiện trong cam kết bảo lãnh.

✓Khi hợp đồng kinh tế thay đổi hoặc kéo dài mà vì lý do nào đó người nhận bảo lãnh không thông báo đầy đủ cho ngân hàng phát hành bảo lãnh, hoặc không thể yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn bảo lãnh.

✓Quan điểm khác nhau giữa người thụ hưởng và ngân hàng bảo lãnh về thời hạn bảo lãnh khiến cho người nhận bảo lãnh yêu cầu bảo lãnh vào thời điểm sau thời điểm đáo hạn của cam kết bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w