Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 104 - 105)

6. Kết cấu khóa luận

3.3.1. Kiến nghị đối với NHNN

Thứ nhất, môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và phù hợp với thực tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng phát triển. Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, bảo lãnh chỉ được đề cập đến trong một số văn bản dưới luật của NHNN nên tính ổn định không cao và bị vô hiệu trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia trong hoạt động này. Do đó, NHNN cần phối hợp với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện, ổn định hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, điều hành của hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh. Trước hết, NHNN nên kết hợp với cơ quan ban hành luật pháp, Bộ tài chính và các ngân hàng để soạn thảo và ban hành luật về bảo lãnh phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng phát triển của các ngân hàng, đồng thời phải hướng tới sự phù hợp, tương ứng các quy tắc về bảo lãnh của quốc tế.

Thứ hai, NHNN cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong quá trình thẩm định dự án và quản lý các khoản bảo lãnh. NHNN cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để hỗ trợ thông tin cho các NHTM trong quá 90

trình thẩm định dự án. Vì vậy, NHNN phải có những chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. NHNN phải nâng cao tầm hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng ICC, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và cập nhập. Đảm bảo khi khách hàng có vấn đề với bất kỳ một TCTD nào thì các TCTD khác đều nhận biết được. Chấm dứt và xử lý các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin giữa các TCTD. Điều này sẽ hỗ trợ các NHTM rất nhiều trong quá trình thẩm định dự án cũng như quản lý, giúp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

Thứ ba, NHNN cần giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, phát hiện kịp thời những tồn tại và sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Muốn vậy, phải chú trọng đến trình độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra. Nhưng như vậy không có nghĩa là NHNN can thiệp quá sâu vào hoạt động của ngân hàng, gây cản trở tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng. NHNN cần kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w