Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 31 - 36)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảolãnh ngân hàng

1.2.2.1 Chỉ tiêu định tính

-I- Sự đa dạng của sản phẩm bảo lãnh cung cấp

Danh mục bảo lãnh cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng mà sản phẩm này cung cấp. Sự đa dạng của hình thức bảo lãnh cho thấy ngân hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng hay không và thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của NHTM đó. Danh mục bảo lãnh cung cấp càng phong phú thì hoạt động bảo lãnh càng phát triển và ngược lại. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng đang rất gay gắt và khốc liệt.

-I- Mạng lưới ngân hàng đại lý

Mạng lưới ngân hàng đại lý vừa là nhân tố tác động đến hoạt động bảo lãnh vừa là chỉ tiêu để đánh giá vị thế, năng lực và khả năng hợp tác của một NHTM trong giao dịch quốc tế, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Một NHTM có mạng lưới ngân hàng đại

lý rộng khắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bảo lãnh đặc biệt là bảo lãnh nước ngoài.

-I- Mức độ đơn giản, gọn nhẹ của các quy trình, thủ tục bảo lãnh

Tùy từng ngân hàng mà các thủ tục trong quá trình thực hiện bảo lãnh có thể giống hay khác nhau, nhưng nhìn chung các thủ tục đều được quy định nhằm mục đích giúp cho quá trình được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng. Các thủ tục càng đơn giản, gọn nhẹ, có độ chính xác cao thì càng ít xảy ra sai sót và tiết kiệm được thời gian giao dịch. Chỉ tiêu này có thể được đánh giá thông qua thời gian bình quân thực hiện các thủ tục, các bước thực hiện, mức độ phức tạp của các thủ tục.

-I- Sự phù hợp, linh hoạt của biểu phí

Phí bảo lãnh là thành phần trực tiếp cấu thành nên thu nhập từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Bản thân ngân hàng luôn muốn nâng mức phí bảo lãnh để tăng thu nhập, còn khách hàng luôn muốn chi trả ít nhất có thể. Cân bằng được lợi ích đôi bên là điều mà ngân hàng hướng tới. Vì vậy biểu phí bảo lãnh cần có sự khác biệt giữa các loại hình bảo lãnh: khác biệt đối với các khách hàng thuộc các phân khúc, ngành nghề, hay ở các mức xếp hạng tín dụng khác nhau. Phí bảo lãnh cũng cần linh hoạt, thay đổi theo thực trạng nền kinh tế hay mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng.

-I- Tính tương tác hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng

Hoạt động ngân hàng bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau. Để đánh giá một hoạt động không chỉ cần xem xét riêng lẻ hiệu quả và chất lượng của riêng hoạt động đó mà còn phải nhìn nhận trong mối quan hệ chung với các hoạt động khác của ngân hàng. Điều này được đánh giá thông qua sự kết hợp và hỗ trợ của dịch vụ đó trong tương quan với những hoạt động khác, ví dụ như việc mở rộng mạng lưới khách hàng cho các hoạt động khác, khoản ký quỹ có thể sử dụng cho hoạt động cho vay, hoạt động mua bán ngoại tệ phát sinh từ nghiệp vụ bảo lãnh các hợp đồng ngoại thương,...

1.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng a. Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm, không kể món bảo lãnh đó đã tất toán hay chưa. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Khi đánh giá hoạt động bảo lãnh dựa trên doanh số bảo lãnh, cần chú ý đến các chỉ tiêu sau:

> Tốc độ biến động doanh số bảo lãnh qua các năm

... Doanh s b o lãnh năm n — Doanh s b o lãnh năm (n — 1)ố ả ố ả

T c đ bi n đ ng = ố ộ ế ộ ---‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ^7~ ɪ " ---×100% Doanh s b o lãnh năm (n — 1)ố ả

Nếu doanh số bảo lãnh tăng trưởng đều đặn hàng năm thể hiện xu hướng phát triển tích cực của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Doanh số bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước cho thấy quy mô hoạt động bảo lãnh được mở rộng, đi kèm theo đó phí bảo lãnh thu được cũng tăng khiến doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng tương đối so với các dịch vụ khác của ngân hàng.

> Cơ cấu doanh số bảo lãnh

Đây là một chỉ tiêu cho thấy cái nhìn chi tiết hơn về doanh số bảo lãnh trong năm, có thể đưa ra nhận xét về sự mở rộng hoạt động bảo lãnh. Chỉ tiêu này khá chi tiết và được chia theo loại hình bảo lãnh, theo ngành kinh tế và theo tài sản đảm bảo cho bảo lãnh. Cơ cấu bảo lãnh phân theo từng đặc điểm trên giúp cho các nhà kinh tế nắm bắt được thực trạng của hoạt động bảo lãnh, cho thấy loại hình nào đang là thế mạnh của ngân hàng, loại hình nào chưa tốt cần đẩy mạnh phát triển, khách hàng thường xuyên sử dụng bảo lãnh là ai để từ đó có định hướng cụ thể cho năm sau.

✓Cơ cấu bảo lãnh theo các loại hình bảo lãnh

.. Doanh s b o lãnh lo i iố ả ạ

T tr ng b o lãnh lo i i = TTTTỷ ọ ả ạ -;----;—;—-r-r ×100% Tong doanh s b o lãnhố ả

Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh là cách để ngân hàng thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng hơn. Các loại hình bảo lãnh càng đa dạng càng chứng tỏ sự phát triển toàn diện của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của từng loại bảo lãnh ngân hàng phát hành trong tổng giá trị bảo lãnh. Thông qua đây có thể thấy được các loại hình bảo lãnh chủ yếu mà ngân hàng phát hành cho khách hàng của mình. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể tập trung nguồn lực cho những loạt hình bảo lãnh là thế mạnh của ngân hàng, đồng thời đề ra chính sách phát triển với các sản phẩm bảo lãnh tiềm năng.

✓Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình tài sản đảm bảo

Để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng đồng thời nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh thì khi tiến hành hoạt động bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có TSĐB phòng khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng với các hình thức như ký quỹ, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của người thử ba... Tỷ trọng của từng loại TSĐB hợp thành cơ cấu TSĐB cho các khoản bảo lãnh:

.... ... ..., Doanh s b o lãnh có TSĐB lo i iố ả ạ

T tr ng b o lãnh có TSĐB lo i i = ỷ ọ ả ạ ---JTT- -J---7—-—-T-—— ×100% T ng doanh s b o lãnhổ ố ả

Việc xem xét cơ cấu TSĐB cho các khoản bảo lãnh là vô cùng quan trọng. Thông qua cơ cấu này có thể đánh giá mức độ an toàn của giao dịch bảo lãnh, đồng thời giải thích sự biến động của doanh thu bảo lãnh cũng như đánh giá mức độ tương tác và hỗ trợ các hoạt động khác của ngân hàng.

✓ Cơ cấu bảo lãnh theo thành phần kinh tế

9 x Doanh s b o lãnh cho thành ph n iố ả ầ

T tr ng b o lãnh cho thành ph n i = ỷ ọ ả ầ ---T---JJ---×100% T ng doanh s b o lãnhổ ố ả

Xét trên góc độ tổng thể của nền kinh tế, hoạt động bảo lãnh sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nếu chiến lược phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn xã hội. Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế được phân tích dựa trên cơ cấu hoạt động bảo lãnh so với cơ cấu nền kinh tế.

b. Dư nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm.

D n BL cu i kì = D n BL đ u kỳ + Phát sinh BL tăng - Phát sinh BL gi mư ợ ố ư ợ ầ ả Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng so với thời điểm so sánh.

_... D n b o lãnh năm n - D n b o lãnh năm (n - 1)ư ợ ả ư ợ ả

T c đ bi n đ ng = ố ộ ế ộ ---" " ɪ—,ʃ, ɪ 7---TT---×100% D n b o lãnh năm (n - 1)ư ợ ả

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh càng cao cho thấy dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng đang phát triển ổn định, ngân hàng đang thu hút được nhiều khách hàng, dịch vụ bảo lãnh ngày càng được mở rộng.

Tóm lại, chỉ tiêu doanh số bảo lãnh hoặc dư nợ bảo lãnh đều là những chỉ tiêu quan trọng. Doanh số bảo lãnh hoặc dư nợ bảo lãnh được so sánh tại cùng một thời điểm tăng thể hiện hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang theo xu hướng phát triển tốt. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu như độ an toàn của các bảo lãnh được đảm bảo. Vì thế, để phân tích được thực trạng bảo lãnh cần những chỉ tiêu khác kết hợp để đảm bảo cho việc đưa ra kết luận chính xác.

c. Thu nhập bảo lãnh

Thu nhập của hoạt động bảo lãnh là số tiền mà ngân hàng thu được của khách hàng từ dịch vụ bảo lãnh. Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu hoạt động dịch vụ ngoài lãi vay của ngân hàng và phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời

của hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu này chủ yếu đến từ phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh đó, một số loại phí khác cũng góp phần làm tăng thu nhập bảo lãnh như phí phát hành thư bảo lãnh, phí hủy thư bảo lãnh.... tuy nhiên tỷ trọng các loại phí này không đáng kể. Nguồn thu bảo lãnh lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm là dấu hiệu hoạt động bảo lãnh phát triển.

Khi đánh giá hoạt động bảo lãnh ngân hàng dựa trên thu nhập bảo lãnh, cần xem xét các chỉ tiêu sau:

> Tốc độ biến động thu nhập bảo lãnh

... Thu nh p b o lãnh năm n — Thu nh p b o lãnh năm (n — 1)ậ ả ậ ả

T c đ bi n đ ng = ố ộ ế ộ ---ɪ ‘ ‘ ~---×100% Thu nh p b o lãnh năm (n — 1)ậ ả

Để đánh giá toàn diện, ngoài số liệu tuyệt đối và tốc độ biến động thu nhập bảo lãnh, còn phải xem xét thu nhập bảo lãnh trong mối quan hệ tương quan với thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng. Đó là:

> Tỷ trọng thu nhập từ bảo lãnh trong tổng thu nhập dịch vụ

Thu nh p ậ t b o lãnhừ ả

T tr ng ỷ ọ thu nh p ậ t b o lãnh = ——ừ ả ---r√i——:---TTTTTT x 100% T ng ổ thu nh p ậ d ch v ngoài lãiị ụ

Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.

> Tỷ trọng thu nhập từ bảo lãnh trong tổng thu nhập

Thu nh p ậ t b o lãnhừ ả

T tr ng ỷ ọ thu nh p ậ t b o lãnh = —ừ ả —⅛u"^nhqp---x 100%

Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

d. Dư nợ bảo lãnh trả thay

Trong thời gian bảo lãnh, nếu bên được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo nghĩa vụ đã cam kết. Giá trị bảo lãnh này được coi là một khoản nợ của khách hàng và ngân hàng sẽ phân loại vào nhóm nợ thích hợp và trích lập dự phòng. Số tiền ngân hàng phải trả thay cho khách hàng mà khách hàng còn phải hoàn trả lại cho ngân hàng tại mỗi thời điểm được gọi là dư nợ bảo lãnh trả thay. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi dư nợ bảo lãnh trả thay gia tăng cho thấy chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo

_...„ „ D n b o lãnh tr thayư ợ ả ả

T l b o lãnh tr thay = ỷ ệ ả ả ---77--- 1 " 1---x 100% D n b o lãnhư ợ ả

Trên đây chỉ là một vài chỉ tiêu đơn giản để đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Đối với một ngân hàng, tùy vào mục đích, chiến lược, khả năng của mình, có thể đề ra các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hoạt động này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w