Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 105 - 108)

6. Kết cấu khóa luận

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Nam

Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của NHNo & PTNT VIệt Nam. Do đó, để phát huy hết tiềm năng và hiệu quả của hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Hà Nội, khóa luận xin kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam một số vấn đề sau:

Thứ nhất, NHNo & PTNT Việt Nam cần tăng cường quản lý, chỉ đạo kiểm tra, kiểm toán nội bộ, thường xuyên thực hiện công tác này từ Trung ương đến các Chi nhánh cơ sở để kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Thông qua hoạt động kiểm tra nên thực hiện tuyên truyền, giới thiệu những chi nhánh làm tốt, phổ biến những kinh nghiệm hay, cảnh cáo những biểu hiện lệch lạc, nguy cơ rủi ro cao..để nâng cao chất lượng của nghiệp vụ bảo lãnh. Để thực hiện tốt công tác này cần kiện toàn lại đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm toán trong hệ thống.

Thứ hai, NHNo & PTNT Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến, hướng dẫn những văn bản quy định, đồng thời tạo điều kiện cho các chi nhánh trực thuộc có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Thứ ba, NHNo & PTNT Việt Nam cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ về Luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho thấy bộ phận này rất cần thiết và hữu ích. Đây là việc NHNo & PTNT Việt Nam cần làm ngay bởi trong xu thế hội nhập toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh trong và ngoài nước ngày càng nhiều để phòng khi có tranh chấp xảy ra mới quay lại xem hồ sơ gốc, tìm hiểu luật và xin tư vấn các văn phòng luật sư thì quá trễ. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tư vấn về pháp luật sẽ giúp nhân viên tác nghiệp bớt áp lực về công việc và tập trung vào nghiệp vụ nhiều hơn, góp phần chăm sóc khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và quan trọng là ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro về pháp lý và tránh được bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

Thứ tư, NHNo & PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam cần phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo tiền đề cho sự phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh và các kênh phân phối sản phẩm.

NHNo & PTNT Việt Nam cần hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học sử dụng trong hoạt động bảo lãnh. Nâng cấp việc truy xuất thông tin từ phần mềm hiện có một cách tự động, hạn chế việc thủ công, giảm thời gian và chi phí trong việc xử lý chứng từ, giảm thời gian trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin báo cáo. Từ đó, NHNo & PTNT Hà Nội có thể chủ động viết những chương trình ứng dụng nhỏ, riêng lẻ trên cở sở phát triển chương trình lõi hiện có để phục vụ việc tác nghiệp và báo cáo trong hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra với định hướng phát triển đi kèm công nghệ hiện đại, NHNo & PTNT Việt Nam cần có chiến lược tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ có uy tín để đặt hàng xây dựng các chương trình hiện đại hơn, nhằm hiện đại hóa hơn nữa công nghệ ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh, trước hết bản thân NHNo & PTNT Hà Nội phải khắc phục những hạn chế xuất phát từ bên trong Ngân hàng mình đồng thời Ngân hàng phải định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh trên cơ sở nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cấp và cơ quan quản lý thông qua cơ chế, chính sách cũng rất cần thiết cho sự phát triển của ngân hàng và hoạt động bảo lãnh. Vì thế, các giải pháp và kiến nghị trong chương 3 đã tập trung thành 2 phần:

Thứ nhất là phần giải pháp đối với NHNo & PTNT Hà Nội nhằm giải quyết các nguyên nhân bên trong của Ngân hàng, đồng thời thực hiện định hướng phát triển của Ngân hàng. Cụ thể, khóa luận đã đưa ra hệ thống giải pháp gồm 3 nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp mở rộng thị trường bao gồm: Ứng dụng Marketing trong ngân hàng; Chính sách khách hàng

- Nhóm giải pháp hạn chế rủi ro bao gồm: Cải thiện quy trình, thủ tục bảo lãnh; Nâng cao chất lượng thẩm định tại ngân hàng; Thường xuyên thực hiện KSNB và giám sát khách hàng..

- Nhóm giải pháp bổ trợ liên quan đến yếu tố nguồn nhân lực; hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ ngân hàng.

Thứ hai là phần đề xuất các kiến nghị với các cấp quản lý nhằm khắc phục những bất lợi từ bên ngoài, từ đó tạo được những tác động tổng hòa để góp phần thúc đẩy hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN•

Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng thể hiện khẳng định vị trí và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các giao dịch thương mại cũng như nền kinh tế nói chung. Bên cạnh những đóng góp về thu nhập từ phí, về đa dạng hóa sản phẩm và góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, hoạt động này cũng chứa đựng trong đó những rủi ro, đòi hỏi NHTM phải có sự quan tâm toàn diện khi phát triển hoạt động này.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Hà Nội, khóa luận đã giải quyết được những vấn đề sau:

Hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại các NHTM, trong đó luận văn đã trình bày có chọn lọc những vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng; quan niệm về phát triển bảo lãnh ngân hàng; kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHNo & PTNT Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2016, qua đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Hà Nội trong thời gian qua.

Từ thực trạng hoạt động bảo lãnh cùng với định hướng hoạt động của ngân hàng, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Hà Nội cho những năm tiếp theo. Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Hà Nội được xây dựng với mục tiêu góp phần tăng trưởng hoạt động này nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, tạo nên sự phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng. Cụ thể, khóa luận đã đưa ra hệ thống giải pháp gồm 3 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp mở rộng thị trường, nhóm giải pháp hạn chế rủi ro, nhóm giải pháp bổ trợ. Đồng thời, luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam để các giải pháp mang tính khả thi hơn.

Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối, một lần nữa, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS.Kiều Hữu Thiện và các anh chị hiện đang công tác tại NHNo & PTNT Hà Nội đã giúp đỡ tác giả hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” tác giả PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2010) - NXB Thống kê

2. “Bảo lãnh - Tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng” tác giả Nguyễn Trong Thùy (2000) - NXB Thống kê

3. Luận văn “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam (Agribank Quảng Nam)” năm 2010; tác giả Lê Thị Phương Thảo trường Đại học Đà Nang

4. Luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh Hoàn Kiếm” năm 2015, tác giả Thái Đình Hoàng trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Bộ luật dân sự 2015

6. Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 7. Tài liệu do NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội cung cấp:

- Sổ tay tín dụng ngân hàng - Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo tình hình bảo lãnh của Chi nhánh 8. Website

- NHNo & PTNT Việt Nam: agribank.com.vn

- NHNo & PTNT Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội: agribankhanoi.com.vn 9. Các tài liệu tham khảo khác

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w