Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.1. Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảolãnh ngân hàng

Phát triển hoạt động bảo lãnh là hoạt động của ngân hàng nhằm tìm cách gia tăng doanh số, số dư bảo lãnh cùng với việc nâng cao chất lượng hoạt động này, đảm bảo sự gia tăng bảo lãnh an toàn và hiệu quả.

Để thực hiện đòi hỏi ngân hàng phải có những phương án, cách thức hữu hiệu. Việc phát triển hoạt động bảo lãnh có thể được thực hiện theo hai cách, đó là phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều rộng và phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều sâu.

-I- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều rộng: là việc ngân hàng thực hiện xâm nhập vào thị trường mới, thị trường mà khách hàng chưa biết đến sản phẩm của ngân hàng mình. Ở đây, có thể mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, theo đối tượng khách hàng.

- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo vùng địa lý

Đây là việc phát triển theo khu vực địa lý hành chính nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, qua đó làm tăng số lượng khách hàng, sản phẩm được sử dụng nhiều hơn. Để có thể phát triển hoạt động theo vùng địa lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với khách hàng và thích ứng với từng khu vực và ngân hàng phải tổ chức được mạng lưới giao dịch tối ưu.

- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo đối tượng khách hàng

Cùng với việc mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, có thể mở rộng hoạt động bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình. Nếu trước đây sản phẩm này chỉ nhằm vào một đối tượng nhất định trên thị trường thì nay thu hút thêm nhiều đối tượng khác. Một số sản phẩm đứng dưới góc độ khách hàng xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau, do đó, có thể nhằm vào những nhóm 22

khách hàng khác nhau hoặc ít quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để đáp ứng một cách dễ dàng. Nhóm khách hàng này có thể được xếp vào khu vực thị trường còn bỏ trống mà ngân hàng có thể khai thác.

-I- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều sâu: là việc ngân hàng khai thác tốt hơn thị trường hiện có của mình, phân đoạn thị trường để thỏa mãn nhu cầu muôn hình, muôn vẻ của khách hàng. Việc thực hiện phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều sâu bằng cách đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh.

Việc đa dạng hoá các hình thức, phương thức bảo lãnh một mặt sẽ giúp cho ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng; mặt khác, giúp cho NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro trong hoạt động, nâng cao được tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập. Có thể đa dạng hóa hoạt động bảo lãnh của ngân hàng theo nhiều chiều hướng khác nhau:

- Phát triển dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các dịch vụ hiện có về nội dung và hình thức.

- Phát triển dịch vụ mới tương đối. Đây là dịch vụ mới đối với một số ngân hàng nhưng không mới đối với ngân hàng khác và thị trường. Phát triển dịch vụ mới theo phương thức này thường chi phí nghiên cứu dịch vụ không cao.

- Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối. Đây là dịch vụ ngân hàng mới cả đối với các ngân hàng và thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 140 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w