6. Kết cấu khóa luận
2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động bảolãnh
Nhận thức được tiềm năng phát triển của hoạt động bảo lãnh, NHNo & PTNT Hà Nội đã sớm đưa bảo lãnh thành một loại hình dịch vụ quan trọng trong hoạt động của mình ngay từ những ngày đầu mới thành lập và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hoạt động bảo lãnh không những góp phần vào tổng lợi nhuận của Ngân hàng mà còn nâng cao hơn nữa uy tín, hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ khác. Nhằm đánh giá hoạt động bảo lãnh trong thời gian qua để từ đó đưa ra được giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, trong chương này, khóa luận sẽ đi vào phân tích tình hình phát triển hoạt động bảo lãnh của NHNo & PTNT Hà Nội giai đoạn 2013-2016 theo hệ thống các chỉ tiêu đã nêu ở chương 1.
2.2.2.1. Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh qua một số chỉ tiêu định tính a. Sự đa dạng của các sản phẩm bảo lãnh cung cấp
Hiện nay, NHNo & PTNT Hà Nội cung cấp khá đầy đủ các loại bảo lãnh được sử dụng trong nước và theo thông lệ quốc tế, cụ thể:
- Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm (bảo lãnh bảo hành) - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
- Bảo lãnh dự thầu - Đồng bảo lãnh
Sự đa dạng của hình thức bảo lãnh cho thấy NHNo & PTNT Hà Nội có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách và thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng đang rất gay gắt và khốc liệt.
b. Mạng lưới ngân hàng đại lý
NHNo & PTNH Hà Nội là một trong gần 2.300 chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam.
Trong gần 30 năm qua, NHNo & PTNT Việt Nam không ngừng đầu tư, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, và tập trung phát triển các kênh giao dịch thay thế nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, NHNo & PTNT Việt Nam luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, NHNo & PTNT Việt Nam có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. NHNo & PTNT Việt Nam đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, nhằm hỗ trợ xử lý nhanh các giao dịch, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia. Điều này khẳng định vị thế của NHNo & PTNT Việt Nam trong hoạt động đối ngoại và là một thế mạnh của NHNo & PTNT Việt Nam trong hoạt động bảo lãnh.
c. Quy trình, thủ tục bảo lãnh
Hiện nay, NHNo & PTNT Hà Nội đang tuân thủ theo quy trình bảo lãnh chung của NHNo & PTNT Việt Nam theo hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam tại Quyết định số 398/QĐ-HĐQT-TD, quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại NHNo & PTNT bao gồm các bước sau:
-I- Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ khách hàng
Khi khách hàng đến NHNo và PTNT Hà Nội xin phép cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của Ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định. Ngoài hồ sơ áp dụng cho tất cả các loại bảo lãnh thì đối với từng loại bảo lãnh riêng thì lại cần thêm hồ sơ áp dụng riêng. Hồ sơ áp dụng cho tất cả các loại bảo lãnh bao gồm:
✓Giấy đề nghị bảo lãnh
✓Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính ✓Hồ sơ về bảo đảm bảo lãnh
-I- Bước 2: Quyết định bảo lãnh
- Chuyển hồ sơ: sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, cán bộ tín dụng lập nhanh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các phòng liên quan để tổ chức phối hợp việc xử lý giữa các đơn vị cho phù hợp với tính chất và mức độ bảo lãnh.
- Thẩm định hồ sơ: trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định các
nội dung sau:
✓Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh ✓Năng lực pháp lý của khách hành xin bảo lãnh
✓Tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng ✓Tính khả thi và khả năng thanh toán của dự án
- Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, thẩm định tài sản đảm bảo và các phương án bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.
Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng lập tờ trình Trưởng phòng kiểm soát và đệ trình lãnh đạo trong đó có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể.
Trong trường hợp vượt quá quyền phán quyết thì Chi nhánh Hà Nội sẽ đệ trình lên NHNo & PTNT Việt Nam. Sau khi được NHNo & PTNT Việt Nam phê duyệt thì lãnh đạo Chi nhánh Hà Nội sẽ ra quyết định bảo lãnh.
-I- Bước 3: Phát hành bảo lãnh
- Hoàn chỉnh lại hồ sơ bảo lãnh (nếu có yêu cầu): đối với các dự án NHNo & PTNT Việt Nam ủy nhiệm, nếu Hội sở yêu cầu, cán bộ tín dụng bổ sung hồ sơ bảo lãnh hoặc thực hiện các yêu cầu của Hội sở.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm: Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các hình
thức bảo đảm đã cam kết cho nghĩa vụ bảo lãnh: ký hợp đồng thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba... và các hình thức bảo đảm khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Ký hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh.
-I- Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
- Theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
✓Cán bộ tín dụng theo dõi việc phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh đối với các lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các cam kết bảo lãnh khác.
M Các loại dịch vụ __________Mức phí bảo lãnh__________
✓Cán bộ tín dụng theo dõi giải ngân, thực hiện nhận nợ đối với bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng.
- Hạch toán số dư bảo lãnh
Cán bộ tín dụng lập lịch trình giải ngân, thông báo và gửi các chứng từ chứng minh việc giải ngân cho phòng kế toán để hạch toán ngoại bảng số dư bảo lãnh.
- Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh:
✓Kiểm tra, theo dõi khách hàng: cán bộ tín dụng của chi nhánh theo dõi tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh. Hàng quý, yêu cầu khách hàng gửi báo cáo định kỳ, báo cáo kết thúc năm tài chính được quyết toán phê duyệt chính thức.
✓Thực hiện thu phí bảo lãnh đối với khách hàng: tùy theo mức độ tín nhiệm, chính sách khách hàng, loại bảo lãnh mà qua đó, cán bộ tín dụng áp dụng mức thu phí riêng cho từng loại khách hàng.
✓Cán bộ tín dụng kiểm tra các tài sản đảm bảo. ✓Đôn đốc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Xử lý khi phải trả nợ thay
Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các cách sau: trích tiền gửi ký quỹ của khách hàng để thanh toán cho bên thụ hưởng; Cho khách hàng vay để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay; Phát mại tài sản thế chấp của khách hàng để thanh toán cho bên thụ hưởng hoặc bù vào số tiền trả nợ thay mà Chi nhánh đã thay khách hàng trả nợ.
-I- Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
- Tất toán bảo lãnh
- Giải tỏa tài sản đảm bảo bảo lãnh - Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm - Lưu trữ hồ sơ
Trên đây là quy trình bảo lãnh thống nhất trên toàn Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Việc thống nhất quy trình bảo lãnh giúp cho khách hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nhanh chóng, thuận lợi cho khách hàng và hạn chế những rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, quy trình bảo lãnh đã thể hiện sự phân công chặt chẽ giữa các cán bộ tác nghiệp, trưởng phòng và ban lãnh đạo của ngân hàng. Thời gian từ khi khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh cho đến khi Ngân hàng quyết định phát hành văn bản bảo lãnh thường là 5 ngày.
Tuy nhiên, quy trình bảo lãnh áp dụng chung với các loại bảo lãnh, chưa tách bạch giữa quy trình bảo lãnh có ký quỹ và quy trình bảo lãnh không có ký quỹ. Đối với bảo lãnh có ký quỹ 100% giá trị thì độ rủi ro rất thấp, thực hiện bảo lãnh này đơn 52
thuần chỉ là dịch vụ thu phí vì vậy quy trình cần phải đơn giản hơn quy trình bảo lãnh không ký quỹ. Do đó trong thời gian tới đây Chi nhánh cần cố gắng hoàn thiện quy trình bảo lãnh để đảm bảo gọn nhẹ những vẫn chặt chẽ, để vừa đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng vừa hạn chế rủi ro thấp nhất, tạo điều kiện cho nghiệp vụ bảo lãnh được mở rộng phát triển hơn.
d. Mức phí bảo lãnh
ã Mức phí Tối thiểu Tối đa 1. Bảo lãnh trong nước______________________________________________
1.1. Phát hành bảo lãnh (tính phí trên giá trị cam kết bảo lãnh)_____________
A0 Bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh đảm bảo 100% bằng TKTG, tài ,khoản ký quỹ tại NHNo & PTNT; sổ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc giấy tờ có giá do NHNo & PTNT phát hành.__________________
1%/năm 200.000 đ/lần
A1 Bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh ký quỹ dưới 100%; Bảo lãnh đảm bảo bằng hình thức khác (Có TSĐB 100%)
1,5%/năm 300.000 đ/lần A2 Bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh bằng hình
thức khác (Đối với trường hợp không có tài sản đảm bảo hoặc không đủ tài sản đảm bảo)______________________
2% - 3%/năm 500.000 đ/lần
1.2. Sửa đổi bảo lãnh________________________________________________
- Sửa đổi tăng số tiền (Tính phí trên số tiền tăng thêm kể từ ngày phát hành sửa đổi đến ngày hết hạn)
- Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực (Tính phí trên giá trị bảo lãnh kể từ ngày hết hạn hiệu lực cũ đến ngày hiệu lực mới)____________________________
Mức phí thu như phí phát hành bảo lãnh tại Mục 1.1
A3 Sửa đổi khác______________________ 200.000 đ/lần
1.3. Hủy thư bảo lãnh________________________________________________
A4 Hủy thư bảo lãnh__________________ 200.000 đ/lần
1.4. Dịch vụ khác liên quan (tính phí trên giá trị cam kết bảo lãnh)___________
A5 Phí dịch thuật, kiểm soát phát hành
thư bảo lãnh bằng tiếng Anh_________ Thu theo phátsinh thực tế 100.000 đ/bản A6 Phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh (Nếu
được phép của NHNN)______________ 0,1 - 0,2% / Số tiền khách hàng đềnghị cấp bảo lãnh
2. Bảo lãnh nước ngoài______________________________________________
2.1. Phát hành bảo lãnh (tính phí trên giá trị cam kết bảo lãnh)______________
B0 Bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh đảm bảo 100% bằng TKTG, tài khoản ký quỹ
tại NHNo & PTNT; sổ tiết kiệm, kỳ phiếu hoặc giấy tờ có giá do NHNo & PTNT phát hành.__________________ B
1
Bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh ký quỹ dưới 100%________________________
1,5 - 2,5% /năm
50USD/lần B
2 Bảo lãnh, sửa đổi bảo lãnh đảm bảobằng hình thức khác________________ 2 - 3%/năm 50USD/lần
2.2. Sửa đổi bảo lãnh________________________________________________
- Sửa đổi tăng số tiền (Tính phí trên số tiền tăng thêm kể từ ngày phát hành sửa đổi đến ngày hết hạn)
- Sửa đổi gia hạn ngày hiệu lực (Tính phí trên giá trị bảo lãnh kể từ ngày hết hạn hiệu lực cũ đến ngày hiệu lực mới)____________________________
Mức phí thu như phí phát hành bảo lãnh tại Mục 1.1
B Sửa đổi khác______________________ 20 USD/lần
2.3. Hủy thư bảo lãnh________________________________________________
B Hủy thư bảo lãnh do hết hạn hiệu lực Miễn phí B
5 Hủy thư bảo lãnh trong thời hạn hiệulực 25 USD /lần
2.4. Phát hành, sửa đổi, xác nhận Thư bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của Ngân hàng nước ngoài___________________________________________
B
6 Phát hành Thư bảo lãnh; Xác nhậnThư bảo lãnh_____________________ 1 - 1,5%/năm 50 USD/lần B
7 Sửa đổi tăng số tiền, Xác nhận sửa đổităng tiền của Thư bảo lãnh (Thu bổ sung trên số tiền tăng thêm từ ngày sửa đổi hoặc xác nhận sửa đổi)_______
1 - 1,5%/năm 30 USD/lần
B
8 Sửa đổi kéo dài thời hạn bảo lãnh,Xác nhận sửa đổi kéo dài thời hạn Thư bảo lãnh (Thu thêm đối với thời hạn kéo dài).______________________
1 -1,5%/năm 30 USD/lần
B 9
Sửa đổi, xác nhận sửa đổi khác_______ 30
USD/lần~~
2.5. Dịch vụ khác liên quan___________________________________________
C
4 Phát hành thư cam kết sẽ phát hànhThư bảo lãnh_____________________ 30 USD/lần C
5 Thông báo thư bảo lãnh của ngânhàng nước ngoài___________________ 25 USD/lần C
6 Thông báo sửa đổi thư bảo lãnh củangân hàng nước ngoài______________
25 USD/lần C
7 Thông báo hủy bảo lãnh của ngânhàng khác 25 USD/lần C
8 Thanh toán bảo lãnh do NHNo &PTNT phát hành___________________
0,2% 25 USD 250
USD
C
9 Kiểm tra xác nhận chữ ký thư bảolãnh của ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng trong nước
25 USD/ bộ chứng từ C
A Kiểm tra xác nhận chữ ký sửa đổi thưbảo lãnh của ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng trong nước____________________________
25 USD/ bộ chứng từ C
B
Đòi hộ tiền bảo lãnh của khách hàng trong nước theo thư bảo lãnh trực tiếp của ngân hàng nước ngoài___________
0,2% giá trị số tiền đòi hộ 25 USD 250 USD C Tra soát__________________________ 20 C D
Phí thẩm định hồ sơ bảo lãnh (Nếu được phép của Ngân hàng Nhà nước)
0,1%-0,2%/Số tiền khách hàng đề nghị ____________cấp bảo lãnh____________ C Thanh toán thư bảo lãnh đến_________ _________0,1 %/giá trị báo có_________ C
F Thanh toán bảo lãnh do NHNo &PTNT phát hành trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của ngân hàng khác__________
0,2 %/giá trị bảo lãnh
2.7. Điện phí_______________________________________________________
C Điện SWIFT phát hành Thư bảo lãnh ____________20 - 50 USD____________ C
Nguồn: Trang chủ của NHNo & PTNT Việt Nam
Nhìn chung mức phí bảo lãnh của Ngân hàng là không cao. Phí bảo lãnh thấp tạo cho Ngân hàng thế mạnh về cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ tuy nhiên cũng hạn chế phần nào mức thu nhập của Ngân hàng. Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hai vấn đề này là điều Ngân hàng cần phải quan tâm. Mức phí được xác định theo tỷ lệ phần trăm nhất định nên rất linh hoạt, nhằm hạn chế việc hợp đồng chính thay đổi kéo theo giá trị bảo lãnh tăng lên.
Tuy đã được quy định rõ ràng nhưng biểu phí không hề cứng nhắc khi Giám đốc chi nhánh có quyền thay đổi mức phí cho các khách hàng, điều này giúp cho Ban Giám Đốc có thể cân nhắc áp dụng các mức phí ưu đãi với các khách hàng quen thuộc hoặc ưu đãi với các hợp đồng có tính rủi ro thấp.
Tuy nhiên, các khoản mục trong biểu phí chưa đa dạng, kém sự phong phú của các hình thức bảo lãnh. Ngân hàng chưa khai thác được tối đa các nguồn thu từ bảo lãnh. Nội dung các khoản mục chưa được cụ thể hoá với từng loại bảo lãnh. Ví dụ như mức phí phát hành thư bảo lãnh thì mức phí áp dụng với từng loại bảo lãnh như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán là chưa có. Mỗi loại bảo lãnh có tính chất khác nhau, giá trị khác nhau, mức ràng buộc trách nhiệm và độ
rủi ro cũng khác nhau cho nên sự phân chia mức phí bảo lãnh đối với mỗi loại bảo lãnh cũng như từng đối tượng khách hàng là rất cần thiết.
e. Mức độ hỗ trợ tương tác các hoạt động khác của Ngân hàng
Hoạt động ngân hàng bao gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau. Để đánh giá một hoạt động không chỉ cần xem xét riêng lẻ hiệu quả và chất lượng của hoạt động đó mà còn phải nhìn nhận nó trong mối quan hệ chung với các hoạt động khác của ngân hàng.
Tại NHNo & PTNT Hà Nội, tiền ký quỹ cho các khoản bảo lãnh có giá trị tương đối lớn, tỷ trọng cao, luôn chiếm hơn một nửa giá trị bảo lãnh. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong phần các chỉ tiêu định lượng. Đây là nguồn tiền mà ngân hàng