Huy động theo đối tượng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quế võ khoá luận tốt nghiệp 153 (Trang 54 - 56)

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Quế Võ

2.2.2. Huy động theo đối tượng

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng của chi nhánh huyện Quế Võ

( Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm và tác giả tự tính toán)

Qua số liệu thu thập được, ta có thể thấy đối tượng khách hàng của chi nhánh huyện Quế Võ là các TCTD, tổ chức kinh tế và dân cư. Qua các năm, tiền gửi huy động được từ dân cư đều tăng ổn định. Mức độ tăng trưởng cao nhất là vào năm 2017, tiền huy động từ dân cư đạt 1.262.686 triệu đồng ( tăng 29,5% so với năm 2016). Cụ thể năm 2017, ngân hàng đã triển khai tích cực các chương trình như “Tiết kiệm dự thưởng” với giải thưởng hấp dẫn đã thu hút rất nhiều khách hàng gửi tiết kiệm.

Năm 2014 2015 2016 2017 tiền gửi nội tệ 611.695 747.020 986.198 1.272.237

Bên cạnh đó, tiền gửi từ TCTD và các TCKT tuy có sự sụt giảm vào năm 2015 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2016 và 2017. Nhìn chung, nguồn vốn huy động được của chi nhánh đều tăng trưởng mạnh vượt kế hoạch đề ra ở các năm.

-I- Tiền gửi từ dân cư

Qua các năm, tiền gửi huy động từ dân cư đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi huy động của ngân hàng. Năm 2015, tiền gửi của dân cư chiếm 97,28% tổng nguồn vốn tương đương vói 745.469 triệu đồng. Năm 2016, tiền gửi của dân cư là 975.152 triệu đồng, chiếm 96,77% tổng tiền gửi huy động. Năm 2017, tiền gửi dân cư tiếp tục tăng và đạt 1.262.686 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 97,21% tổng nguồn vốn.

Với những khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, khi ngân hàng huy động được sẽ tạo ra nguồn vốn vô cùng dồi dào và khá ổn định để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thông thường, khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng, người dân sẽ chọn sản phẩm tiết kiệm có kì hạn theo nhu cầu sử dụng và lãi suất cao. Theo số liệu thu thập được, kì hạn được người dân ưa chuộng là 6 tháng và 12 tháng. Như vậy, khi huy động nguồn vốn từ tiền gửi tiêt kiệm có kì hạn, ngân hàng sẽ sử dụng và trả khách chủ động hơn so với tiền gửi thanh toán.

Tuy nhiên khi thị trường biến động mạnh như lạm phát tăng cao, giá vàng tăng; thị trường bất động sản, chứng khoán nóng lên, người dân có thể sẵn sàng từ bỏ mức lãi mà ngân hàng trả để đầu tư vào các kênh sinh lời cao hơn. Vì vậy ngân hàng cần tìm hiểu thị trường, chủ động sử dụng và huy động nguồn vốn hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh khoản và nguồn vốn kinh doanh. Đồng thời, ngân hàng cần có các chính sách lãi suất hấp dẫn, chường trình khuyến mãi, trang bị các kiến thức kinh tế cho cán bộ ngân hàng để tư vấn cho khách hàng, giữ vững tâm lý và khuyến khích họ gửi lại tiền tại ngân hàng mình.

-I- Tiền gửi từ TCTD và các TCKT

Tiền gửi của TCTD và các TCKT từ năm 2015 đến năm 2017 đều tăng. Cụ thể: Năm 2015, tiền gửi của TCTD và các TCKT đạt 20.844 triệu đồng, giảm 13,12% so với năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2016, tiền gửi loại này lại tăng cao 56,16% ở mức 32.549 triệu đồng. Năm 2017, tiền gửi TCTD và TCKT đạt 36.240 triệu đồng, tăng 11,34%.

Như vậy, khi nền kinh tế khu vực phát triển, chi nhánh có nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa; các công ty , xí nghiệp... chi nhánh có thêm nguồn vốn dồi dào, đa dạng hơn. Với lợi thế nằm tại địa bàn có kinh tế phát triển, ngân hàng cần có chính sách nhằm thu hút vốn nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời có chiến lược hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp lớn, phát triển kinh doanh nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện quế võ khoá luận tốt nghiệp 153 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w