Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại liên đoàn địa chất xạ hiếm (Trang 37)

6. Kết cấu của Luận văn

2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Xử lý dữ liệu sơ cấp: phân tích kết quả phỏng vấn từ các bảng ghi nhận các cuộc phỏng vấn, tìm hiểu các nội dung như quy trình kiểm soát chi phí, kế toán chi phí, quản trị chi phí,………

- Xử lý dữ liệu thứ cấp: dùng các kỹ thuật so sánh dữ liệu, phân tích thống kê,…..

Từ những dữ liệu thu thập được về việc thực hiện kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn và tiến hành khảo sát, điều tra, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu thông qua các phương pháp: Phương pháp điều tra, khảo sát; Thống kê mô tả; phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích và tổng hợp, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá các tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn.

Phương pháp so sánh:

Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu thứ cấp, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của LDĐCXH khi thực hiện cơ chế kế toán quản trị chi phí, chúng ta sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu hoạt động chuyên môn và nguồn tài chính năm sau với năm trước để thấy được sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm sút qua các năm, từ đó phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, đề ra biện pháp khắc phục.

Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu được lựa chọn để so sánh đều đồng nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường.

Gốc để so sánh: Căn cứ vào mục đích phân tích, có hai gốc so sánh được lựa chọn sử dụng trong luận văn là:

Phương pháp so sánh thường được sử dụng là phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối

+ Kỹ thuật phân tích dọc: Trong luận văn, kỹ thuật này được áp dụng khi xem xét cơ cấu các khoản thu và các khoản chi.

+ Kỹ thuật phân tích ngang: Kỹ thuật này được sử dụng trong luận văn với mục đích so sánh chênh lệch về lượng của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ.

Dựa vào các kỹ thuật phân tích này, tác giả sẽ đưa ra được sự so sánh và nhận xét chính xác hơn về biến động của các tiêu chí đánh giá, của kết quả việc thực hiện kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn, chỉ tiêu hay nội dung nào đang đạt hiệu quả, có tác động tích cực đến vấn đề nghiên cứu hay không.

Áp dụng các phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu, từ đó đánh giá thực trạng việc thực hiện kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn từ năm 2018 đến năm 2020, đưa ra những giải pháp phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trong luận văn, sau khi thu thập dữ liệu dựa trên các báo cáo về kế toán quản trị chi phí của Liên Đoàn khi thực hiện tự chủ, tác giả tiến hành tổng hợp lại thành các bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê và phân tích thực trạng thực hiện kế toán quản trị chi phí tại đơn vị. Từ đó đề ra các giải pháp, định hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc hoàn thiện công tác kế toán theo mô hình kế toán quản trị chi phí tại Liên Đoàn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, luận văn đã trình bày về phương pháp nghiên cứu.Tác giảđã giới thiệu về qui trình nghiên cứu, nguồn dữ liệu sử dụng gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp cũng như các phương pháp để thu thập được nguồn dữ liệu trên như: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp đó là căn cứ từ các tài liệu có sẵn thu thập được có liên quan đến Liên Đoàn trong giai đoạn 2018-2020; Từ đó sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

Sau khi thu thập được dữ liệu tác giả sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và sau đó là trình bày kết quả. Chương thứ hai này sẽ là cơ sở để tác giả đi vào viết các chương tiếp theo đúng logic về nghiên cứu khoa học.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ - HIẾM

3.1. Tổng quan về Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên đoàn Địa chấtXạ -Hiếm Hiếm

Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 1978 theo Quyết định số: 160/CP của Hội đồng Chính phủ với tên gọi là Liên đoàn Địa chất 10 trực thuộc Tổng cục Địa chất. Đến ngày 20 tháng 6 năm 1997 đổi tên là Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm như ngày nay, với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu tổng hợp, điều tra tiềm năng khoáng sản xạ hiếm và các nguyên tố đi kèm trên toàn lãnh thổ đất nước.

Trưởng thành từ cơ sở là Đoàn Địa chất 35, đến nay Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm đã có một cơ ngơi khang trang, có trang thiết bị hiện đại, có các đơn vị trực thuộc và đội ngũ cán bộ khoa học đủ năng lực để đảm nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Quá trình hình thành và phát triển của Liên đoàn:

- Năm 1978: Liên đoàn Địa chất 10, Tổng cục Địa chất

- Năm 1997: Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Công nghiệp

- Năm 2003: Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Hiện nay, Liên đoàn ĐCXH đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 392/QĐ-ĐCKS ngày 01 tháng 2 năm 2018 của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn

Chức năng:

Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng cục), có chức năng thực hiện điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản xạ hiếm và các khoáng sản khác; điều tra, đánh giá, quan trắc môi trường phóng xạ trên phạm vi cả nước.Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.

- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng) kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm của Liên đoàn; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản, các đề án địa chất công trình, địa chất thủy văn, địa chất tai biến, di sản địa chất, bảo tồn địa chất, mạng lưới công viên địa chất sau khi được phê duyệt.

- Quan trắc, điều tra, đánh giá môi trường trong hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản, môi trường khoáng sản độc hại; xác định mức độ ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, xử lý.

- Gia công, phân tích các loại mẫu vật địa chất, khoáng sản xạ - hiếm, địa chất môi trường.

- Thu thập, tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, thăm dò khoáng sản xạ hiếm trên phạm vi toàn quốc. Lưu trữ, quản lý tài liệu và mẫu vật về địa chất, khoáng sản tại Liên đoàn theo quy định.

- Tham gia thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; điều tra di sản địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất tai biến, công viên địa chất theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Tham gia kiểm tra, giám sát, nghiệm thu kết quả thi công các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản. Ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản theo phân công của Tổng cục trưởng.

- Thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ về địa chất, khoáng sản: lập quy hoạch khoáng sản, khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của địa phương và các dịch vụ khác về địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật

- Quản lý tổ chức, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản thuộc Liên đoàn theo phân cấp của Tổng cục; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp III theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG

PHÓ LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG

PHÒNG TCHC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

ĐOÀN ĐỊA CHẤT 154 ĐOÀN ĐỊA CHẤT 155TT PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM XẠ HIẾMTT QUAN TRẮC VÀ ĐIỀU TRA MÔI TRƯỜNG

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Liên đoàn địa chất Xạ - Hiếm

Khi mới thành lập,bộ máy quản lý của Liên Đoàn chỉ bao gồm 03 phòng nghiệp vụ và 2 trung tâm trực thuộc Liên Đoàn. Sau đó, Liên Đoàn tiếp tụcổn định, phát triển và có trụ sở Liên Đoàn tại đường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Liên Đoàn hình thành các trung tâm chuyên môn hóa trực thuộcLiên Đoàn (theo sơ đồ tổ chức 2.1).

Mô hình tổ chức của Liên Đoàn sau khi chuyển đổi bao gồm:

Liên Đoàn trưởng;

Các phó Liên Đoàn trưởng;

Các phòng ban nghiệp vụ: + Phòng Tổ chức - Hành chính + Phòng Kỹ thuật

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính

Và các đơn vị trực thuộc:

+ Đoàn địa chất 154 có trụ sở tại số 2 đường Lê Vĩnh Huy, phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

+ Đoàn địa chất 155 có trụ sở tại số 02 đường Phương Canh, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

+ Trung tâm Phân tích Thí Nghiệm Xạ - Hiếm có trụ sở tại số 02 đường Phương Canh, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

+ Trung tâm Quan trắc và Điều tra môi trường Phóng Xạ có trụ sở tại số 02 đường Phương Canh, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Ban Lãnh đạo Liên Đoàn:

+ Liên Đoàn trưởng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Liên Đoàn, điều hành hoạt động của Liên Đoàn theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên Đoàn và các quy chế, quy định của Liên Đoàn và của Tập đoàn.

+ Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Liên Đoàn trưởng, Kế toán trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công: Chủ động điều hành, giải quyết công việc được phân công một cách đồng bộ, toàn diện và có hệ thống; chủ động quan hệ với các cơ quan quản lý, các đối tác, bạn hàng để giải quyết công việc được phân công trong kế hoạch, chủ trương của Liên Đoàn; Chủ động phối hợp với các Phó Liên Đoàn trưởng khác và Kế toán trưởng để giải quyết công việc có liên quan; Phó Liên Đoàn trưởng, Kế toán trưởng có quyền chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Các trưởng đơn vị có trách nhiệm báo cáo, thực hiện các nhiệm vụ mà Liên Đoàn trưởng, Phó Liên Đoàn trưởng, Kế toán trưởng giao cho. Phó Liên Đoàn trưởng, Kế toán trưởng được giao phụ trách các đơn vị có trách nhiệm cho ý kiến nhận xét, đánh giá cán bộ và công nhân viên trong đơn vị khi thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, nâng lương và các công việc có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Phòng ban

Phòng Tổ chức -Hành chính: Tham mưu cho Lãnh đạo Liên Đoàn trong công tác tổ chức, nhân sự, lao động- tiền lương, công tác hành chính; thực hiện công tác văn thư, quản trị, văn phòng tổng hợp, công tác tiền lương và chính sách với người lao động, công tác quản trị nhân sự; báo cáo, thống kê: lập các báo cáo phục vụ cho công tác quản lý.

Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Liên Đoàn trưởngvà chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý việc triển khai thực hiện các công tác: Sản xuất địa chất, Đầu tư - Phát triển; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thông tin, thư Liên Đoàn và lưu trữ của Liên Đoàn; Hợp tác quốc tế; Sở hữu trí tuệ.

Phòng Kế hoạch - Tài chính: Tham mưu cho Lãnh đạo Liên Đoàn trong tạo lập, quản lý và điều hành quá trình sử dụng vốn: Cung cấp thông tin về kế toán quản trị chi phí; phân tích, phản ánh, dự báo về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn;

Kế toán trưởng Kế toán CCDC, TSCĐ Kế toán Tiền lương, Bảo hiểm Kế toán Chi phí Kế toán Thanh toán Thủ quỹ

Thực hiện: công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mọi hoạt động tài chính, kế toán của Liên Đoàn; Báo cáo, thống kê: lập các báo cáo tài chính, kế toán phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và điều hành của Liên Đoàn.

3.2. Tổ chức kế toán tại Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm

Cơ cấu bộ máy kế toán của Liên Đoàn

Mỗi đơn vị để đảm bảo hoạt động cho đơn vị mình cần tổ chức một bộ máy kế toán phù hợp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay có sự đầu tư từ nước ngoài tăng nhanh làm cho thị trường cạnh tranh mạnh mẽ có nhiều đơn vị hình thành với nhiều phương thức hoạt động địa chất khác nhau, quy mô khác nhau.

Sơ đồ 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán của Liên Đoàn Địa chấtXạ Hiếm

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính)

Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc khối nghiệp vụ có chức năng cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí, kiểm soát hoạt động tài chính kế toán và đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động sản xuất hoạt động địa chất của Liên Đoàn. Kế toán trưởng là người phụ trách toàn điều hành, chỉ đạo hoạt động của phòng. Dưới kế toán trưởng là phó trưởng phòng và các nhân viên kế toán. Mỗi nhân viên đảm nhiệm các công việc kế toán phần hành.

3.3. Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm

3.3.1. Đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán quản trị chi phí trong công tácquản lý chi phí trong hoạt động sản xuất địa chất quản lý chi phí trong hoạt động sản xuất địa chất

3.3.1.1. Đặc điểm của ngành sản xuất địa chất tác động đến hoạt động quản trị chi phí

Đối với ngành Địa chất, việc tìm kiếm, đánh giá khoáng sản là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm bảo đảm an ninh nguyên liệu khoáng sản góp phần phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp ở nước ta. Đến nay, có hơn

5.000 điểm quặng, mỏ khoáng của trên 60 loại khoáng sản đã được điều tra, đánh giá và một số mỏ đã và đang đánh giá ở phần dưới sâu.

Đánh giá 6 năm thực hiện Luật Khoáng sản sửa đổi, ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho rằng, công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được đẩy mạnh; công tác quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản ngày càng chặt chẽ, trên cơ sở Chiến lược và quy hoạch

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại liên đoàn địa chất xạ hiếm (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w