6. Kết cấu của Luận văn
4.4.1 Trên phương diện quản lý vĩ mô
Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế tài chính vàchế độ kế toán sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế. Bộ Tài chính cần có chính sách nhằm phân định giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị với các văn bản hướng dẫn đơn vị về kế toán quản trị. Bên cạnh đó, BộTài chính tạo điều kiện hướng dẫn các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện KTQT. Trước hết Bộ có thể xây dựng các mô hình KTQT phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh hoặc theo quy mô đơn vị. Sau đó, Nhà nước ở tầm vĩ mô cần có những chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn KTQT, ban hành các tài liệu để hướng dẫn đơn vị vận dụng hiệu quả KTQT.
Thứ hai, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các trường Đại học và Cao đẳng đào tạo chuyên sâu, bài bản về kế toán quản trị. Hiện tại, trong chương trình đào tạo kế toán trong hệ Đại học, KTQT chỉ là một môn với số tiết học/tín chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số tiết/chương trình toàn khóa. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học dù là trường top đầu nhưng thực tế là chưa được đào tạo về KTQT.
Thứ ba, Việc quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng là một yêu cầu cần thiết đối với nhân viên kế toán. Nhân viên KTQT cần phải đảm bảo trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện công việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phù hợp với chuẩn mực và pháp luật, đảm bảo tính bảo mật của thông tin và khách quan trong việc cung cấp thông tin.
Thứ tư, đối với kế toán quản trị chi phí, doanh thu, kết quả cần phải hoàn thiện các phương pháp kế toán, phương pháp tính toán và xác định chi phí. Hoàn thiện việc thu thập xử lý thông tin cho quá trình ra quyết định trong quản lý.