Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại liên đoàn địa chất xạ hiếm (Trang 84 - 86)

6. Kết cấu của Luận văn

4.3.5. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí

Để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm soát chi phí sản xuất cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại, thời gian tới, Liên Đoàn Địa chất Xạ Hiếm cần chú trọng một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần quan tâm tới việc nhận diện và phân loại chi phí theo các cách khác như phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động thành các chi phí biến đổi và chi phí cố định để phục vụ cho mục đích xem xét việc thay đổi của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, từ đó cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản lý, lập dự toán và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Bởi vì, đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh, điều quan trọng là phải nhận diện ra các loại chi phí, đặc biệt là phải nhận diện được chi phí nào có thể giảm được (biến phí) và chi phí nào không thể giảm được (định phí).

Thứ hai, cần xây dựng và áp dụng mô hình kế toán quản trị phù hợp, có hiệu quả; Tổ chức thu thập, tổng hợp hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm đảm bảo

cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, dự toán để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành cũng như ra các quyết định kinh doanh. Mặc dù, thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán là một trong những thông tin quan trọng cho nhà quản lý. Tuy nhiên, để những thông tin này trở nên hữu ích trong việc đưa ra những quyết định quản lý, quyết định kinh doanh mang tính quyết định trong thiểu rủi ro thì Phòng kế toán của Liên Đoàn cần phải tiến hành phân tích rõ hơn về kế toán quản trị chi phí, kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu và tỷ suất tài chính. Việc phân tích không chỉ dừng lại ở so sánh các chỉ tiêu, tỷ suất qua các kỳ mà còn phải so sánh với các chỉ tiêu, tỷ suất đó của các Liên Đoàn cùng ngành, cùng thời kỳ, thời điểm; phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu tính được và đưa ra những những vấn đề mà nhà quản lý cần phải lưu ý như một khoản chi phí nào đó tăng đột biến, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, hay sự phát sinh chi phí bất thường.

Thứ ba, kiểm soát chi phí sản xuất sẽ không có hiệu quả nếu bộ phận kế toán của Liên Đoàn không thực hiện việc so sánh giữa chi phí và giá thành sản xuất thực tế với chi phí và giá thành sản xuất dự toán. Vì vậy, Liên Đoàn cần tăng cường phân tích và đánh giá các chênh lệch giữa chi phí sản xuất dự toán với chi phí sản xuất thực tế nhằm phát hiện các chênh lệch, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra quyết định điều chỉnh hoặc xử lý kịp thời. Với một đơn vị có quy mô lớn, Liên Đoàn nên áp dụng phần mềm trong ước tính, đánh giá và phân tích chi phí sản xuất để hỗ trợ trong công tác lập dự toán và phân tích kết quả.

Tóm lại, kiểm soát chi phí là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí sẽ giúp cho nhà quản lý đề ra các giải pháp phù hợp để kiểm soát chi phí, từ đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Liên Đoàn Địa chất Xạ Hiếm.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại liên đoàn địa chất xạ hiếm (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w