Những thành tựu

Một phần của tài liệu LV Nguyen Van Ky (Trang 83 - 85)

Tuy công ty mới chính thức đi vào hoạt động không lâu và chưa đẩy mạnh hoạt động xây dựng văn hóa nhưng công ty cũng đã thu được một số thành quả đáng kể, đó là:

- Các yếu tố hữu hình đã được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với giá trị văn hóa. Kiến trúc nội thất và ngoại thất văn phòng, nhà ăn, logo của công ty đều được công ty thiết kế và xây dựng tỉ mỉ, thể hiện được mong muốn sống chan hòa với thiên nhiên và mục tiêu xây dựng một khu đô thị sinh thái thực sự.

- Ban lãnh đạo công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, cụ thể là công ty đã xác lập được các giá trị văn hóa, tầm nhìn và triết lý kinh doanh của công ty. Đây là yếu tố cơ bản để công ty tiến hành các bước đi tiếp theo để tuyên truyền và tạo thói quen, mong muốn thực hiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa, từ đó xây dựng thành công văn hóa Vihajico.

- Nhận thức của nhân viên về văn hóa doanh nghiệp: thông qua chương trình định hướng và qua tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhân viên của công ty đã có nhận thức cơ bản kiến thức chung về văn hóa doanh nghiệp. Có

92% số người được hỏi trả lời là văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh là khác nhau, chỉ có 8% cho rằng hai khái niệm này là một.

Trong cuộc khảo sát thì đa số nhân viên không trả lời chuẩn xác hoàn toàn được khái niệm văn hóa doanh nghiệp nhưng đã có ý niệm cơ bản về văn hóa doanh nghiệp như văn hóa là cách cư xử, đối nhân xử thế và sự quan tâm về mặt tinh thần của các cá nhân trong công ty với nhau, văn hóa là nét đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp và không trùng lặp với doanh nghiệp khác…

Có thể thấy những nguyên nhân cơ bản giúp doanh nghiệp có thuận lợi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp như sau:

3.3.1.1. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp

- Sự quan tâm của Nhà nước về văn hóa doanh nghiệp: điều này thể hiện thông qua việc Nhà nước tổ chức giải thưởng doanh nhân văn hóa, dần hoàn thiện cơ chế chính sách, các hoạt động quảng bá giới thiệu, tôn vinh hình ảnh các thương hiệu Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để hình thành văn hóa kinh doanh lành mạnh.

- Sự quan tâm và đề cao vai trò văn hóa doanh nghiệp của các hiệp hội doanh nhân: hiệp hội các doanh nhân thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo với các nước có nền văn hóa mạnh như Nhật Bản, Mỹ… để bàn về vấn đề văn hóa doanh nghiệp và hướng đi để xây dựng văn hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Nhiều đề tài, bài báo ở Việt Nam cũng như trên thế giới bàn về các vấn đề có liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp có thể tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp cũng như các bước xây dựng, các dạng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với mong muốn và điều kiện của doanh nghiệp mình.

- Có nhiều doanh nghiệp trên thế giới và một số doanh nghiệp Việt Nam bước đầu xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp: đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công đi trước.

- Đã thành lập nhiều trung tâm tư vấn chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ khảo sát, hỗ trợ xây dựng văn hóa cho các doanh nghiệp.

3.3.1.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

- Ban giám đốc, hội đồng quản trị công ty, đặc biệt là chủ tịch hội đồng công ty là người có tầm nhìn sâu rộng, nhận thức rõ được vai trò của văn hóa doanh nghiệp, đây là điều kiện tiên quyết để tiến hành xây dựng văn hóa ở công ty.

- Nhân viên công ty có trình độ cao, có tinh thần đoàn kết, năng nổ, nhiệt tình và có mong muốn gắn bó với công ty, do vậy họ dễ dàng tiếp thu và chấp nhận và sáng tạo ra các chuẩn mực, giá trị văn hóa của công ty.

- Nhiều yếu tố thuộc về cấu trúc văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động hỗ trợ văn hóa đã được doanh nghiệp xây dựng có chủ đích hoặc không có chủ đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LV Nguyen Van Ky (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w