Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 31 - 33)

1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về khoáng sản tại sởtài nguyên và môi trường tài nguyên và môi trường

Khái niệm

Khái niệm “quản lý”: Dựa trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau sẽ được định nghĩa khác nhau, tại luận văn này tác giả tiếp cận một số khái niệm về “quản lý” từ một số tài liệu: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực, hoạt động của hệ thống xã hội nhắm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động” (Giáo trình Quản lý học, 2016, trang 37)

Khái niện “quản lý nhà nước”: Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân có định nghĩa quản lý nhà nước về kinh tế như sau: “quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (hoặc vắn tắt là quản lý nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức hoặc bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được cac mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra trong điều kiện mở rộng và hội nhập giao lưu quốc tế” ( Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, 2005, trang 21)

Dựa vào các khái niệm nêu trên, tác giả cho rằng: quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường là sự tác động có tổ chức, có mục đích của nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến khoáng sản như: Xây dựng kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật về khai thác khoáng sản; tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật về khai thác khoáng sản; kiểm soát hoạt động khoáng sản, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

Mục tiêu quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường

Mục tiêu của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản gồm có mục đích và mục tiêu cụ thể.

Mục đích của quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường là góp phần:

- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường

- Thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững

Mục tiêucủa sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản đó là:

- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

- Thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, và bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên;

- Đảm bảo đúng pháp luật, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Các mục tiên kể trên được cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu như:

- Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương: Phát huy tiềm năng, lợi thế của tài nguyên khoáng sản góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Không chỉ có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn đóng góp, ủng hộ địa phương về: cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, trạm điện, cầu cống....),công trình công cộng ( như trường học, nhà trẻ, nhà văn hóa....), các hoạt động xã hội tại địa phương, người lao động tại địa phương nơi có khoáng sản khai thác.

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác: Ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, không để người dân, cơ quan báo đài phản ánh tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp. Không để các khu vực khai thác khoáng sản trái phép trở thành các điểm phức tạp về an ninh chính trị - trận tự an toàn xã hội.

- Giảm mức độ ô nhiễm môi trường: Phấn đấu không còn cơ sở khai thác khoáng sản nào gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: bụi, tiếng ồn trong nghiền sàng, vận chuyển đá xây dựng, hạn chế các sự cố môi trường xảy ra như: nguy cơ vỡ đập bãi thải khi có mưa to, lũ quét trong khai thác quặng sắt lộ thiên.

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản: Đi đôi với khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu là phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Trong quá trình, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cần hạn chế tới mức tối thiểu thất thoát tài nguyên khoáng sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w