Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 34 - 41)

khai thác tiết kiệmnguồn tài nguyên đem đến hiệu quả về kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về thu ngân sách, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng mỏ, tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập. Cơ sở hạ tầng, điện, nước đầu tư đảm bảo cho hoạt động khai thác. Theo đó, các hoạt động cung cấp dịch vụ cũng phát triển, kéo theo sự phát triển chung của vùng.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên vàmôi trường môi trường

Theo thẩm quyền của chính quyền tỉnh, sở tài nguyên và môi trường thực hiện những hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản như sau:

1.2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách pháp luật về khoáng sản.

Là cơ quan quản lý nhà nước, sở tài nguyên và môi trường có vai trò:

- Vai trò đóng góp ý kiến và tham mưu cho cơ quan trung ương: Đóng góp ý kiến và tham mưu cho cơ quan trung ương các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản, chiến lược khoáng sản giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20, quy hoạch khoáng sản (quy hoạch điều tra cơ bản về đại chất và khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chung cả nước; quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản của tỉnh)

- Vai trò tham mưu cho tỉnh: Tham mưu cho tỉnh ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương. Tham mưu, đề xuất với Ủy

ban nhân dân tỉnh về các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; Tham mưu ban hành Quyết định, quy hoạch, kế hoạch dài hạn. Kỳ quy hoạch 5 năm, tầm nhìn 10 năm và các chương trình, đề án, dự án, phương án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường cùng với công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của sở. Ví dụ như: Sở tài nguyên và môi trường tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản theo giai đoạn 5 năm, định hướng 10 năm trên địa bàn tỉnh.

Lập quy hoạch khoáng sản nhằm thực hiện mụa tiêu:

- Tạo cơ sở pháp lý cho các ngành chức năng của nhà nước quản lý cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác.

- Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xác định nhu cầu trữ lượng khoáng sản cần thăm dò, khai thác, sử dụng; xác định các khu vực làm dự trữ tài nguyên quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh gồm các nội dung: (1) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương; (2) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước; (3) Xác định phương hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch; (4) Thể hiện các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được phê duyệt; (5) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;(6) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác; (7) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh được sở tài nguyên và môi trường thực hiện theo các bước như sau:

+ Sở tài nguyên và môi trường lập quy hoạch trên cơ sở tận dụng, thu thập từ nguồn số liệu đã có trong các quy hoạch trước đây, bổ sung các tài liệu mới và quá trình khảo sát thực địa.

+ Xin ý kiến tham gia của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng. Trường hợp khoáng sản đưa vào quy hoạch có diện tích phân bố trên địa bàn giáp ranh từ hai tỉnh, thành phố trở lên phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc địa bàn giáp ranh.

+ Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét phê duyệt hoặc thông qua quy hoạch.

+ Công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt.

- Vai trò ban hành theo thẩm quyền: Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương. Ban hành các quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật về khoáng sản

Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật về khoáng sản gồm các nội dung cơ bản sau: (1) tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản; (2) tổ chức mạng lưới hoạt động khoáng sản; (3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; (4) bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản và môi trường.

a) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản tại tỉnh

- Cơ cấu tổ chức: Sở tài nguyên và môi trường là cơ quan có lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản. Tại sở có công chức thuộc phòng khoáng sản, phối hợp với có công chức phụ trách về khoáng sản tại thuộc phòng tài nguyên và môi trường huyện, cấp xã. Ngoài ra, Để thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của mình về khai thác, chế biến khoáng sản, UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành thuộc tỉnh. Việc phân giao nhiệm vụ này căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo quy định của pháp luật, đồng thời căn cứ thực tiễn địa phương. Tuy nhiên nhìn chung theo quy định

của các tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác, chế biến khoáng sản bao gồm các Sở, ngành: Xây dựng, Công thương, Công an tỉnh, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Cục thuế tỉnh…

- Nhân lực: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản, việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản phải có sự đồng bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, chuyên môn cao. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, giữa Trung ương với địa phương trong quản lý nhà nước về khoáng sản.

b) Tổ chức mạng lưới hoạt động khoáng sản bao gồm các nội dung:

Thực hiện chứ năng quản lý nhà nước, Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện các nội dung: (1) Tham mưu cho UBND tỉnh khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; quyết định khu vực không đấu giá quyền khai thác theo thẩm quyền: Sở tài nguyên và môi trường khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; (2) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với: Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền; (3) Giải quyết theo thẩm quyền việc cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật Môi trường và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật:

Việc thực hiện tốt các nội dung trên đem lại hiệu quả cho việc quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường, tuân thủ quy định pháp luật trong việc cấp phép, bảo vệ khoáng sản, khai thác đúng theo quy hoạch, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ khoáng sản và bảo vệ môi trường.

c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản

Sở tài nguyên và môi trường chủ trì hoặc phối hợp với các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp

luật về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

- Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khoáng sản. Tuyên truyền, phổ biến các Nghị định, Thông tư, các văn bản pháp luật liên quan đến khoáng sản, tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, tuyên truyền các nội dung bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

- Đối tượng tuyên truyền: Đối tượng tuyên truyền chủ yếu là trong nhân dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản.

- Hình thức tuyên truyền: Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo địa phương xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền Luật Khoáng sản và các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Tuyên truyền bằng cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc để phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa; xuất bản và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền pháp luật về khoáng sản theo quy định, bao gồm các ấn phẩm tuyên truyền bằng tiếng dân tộc, để phổ biến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tuyên truyền, phổ biến tại các cuộc họp ở thôn, bản, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản.

d) Bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản và môi trường

- Bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản: Thực hiện nội dung này, sở tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản; tổ chức bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động, chỉ đạo và phối hợp với các lực lượng trên địa bàn giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép tại địa phương. Sở tài nguyên và môi trường thường xuyên kiểm tra rà soát ngăn chặn tình trạng khai thác ra ngoài diện tích được cấp phép, khai thác vượt công suất, không có hoặc khai thác không tuân thủ thiết kế mỏ, không ký hợp đồng thuê đất, không có giấy phép khai thác khoáng sản... Phối hợp với các cơ quan trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.

- Bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Sở tài nguyên và môi trường thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp năn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Đồng thời sở tài nguyên và môi trường còn thực hiện đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trong việc thực hiện hồ sơ pháp lý, nghĩa vụ, trách nhiệm về bảo vệ môi trường như: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; có bản cam kết bảo vệ môi trường; quản lý, xử lý chất thải, xây dựng công trình bảo vệ môi trường, thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ.

1.2.3.3. Kiểm soát đối với khoáng sản

Việc kiểm soát đối với khoáng sản thể hiện ở các nội dung sau:

a) Công nhận chỉ tiêu trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép.

Thực hiện Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công nhận trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản khoáng sản thuộc thẩm quyền; xác nhận trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc thẩm quyền cấp phép

b) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản

- Thanh tra: Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản, sở tài nguyên và môi trường thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra,và xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động khoáng sản của các cá nhân, tổ chức được cấp phép giảm thiểu tác động đến môi trường trong hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Sở tài nguyên và môi trường có thường trực tiếp công dân tại sở, tham gia các buổi tiếp công dân định kỳ, tại trụ sở tiếp

công dân của UBND tỉnh. Thu thập thông tin từ người dân nơi có khoáng sản khai thác. Trên cơ sở đó, ban hành quyết định thanh tra đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động khoáng sản.

- Kiểm tra: sở tài nguyên và môi trường thực hiện kiểm tra việc chấp hành chính sách, quy định của pháp luật về khoáng sản đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động khoáng sản như: Việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; khai thác theo diện tích được cấp phép, đúng công suất, trữ lượng được phép khai thác, việc khai thác tuân thủ thiết kế mỏ, ...

+ Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra : Sau khi có các thông tin phản hồi giữa chủ thể hoạt động khoáng sản với sở tài nguyên và môi trường, phát hiện những vi phạm trong quản lý, vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Kiểm soát để kịp thời phát hiện những sai sót trong quản lý nhà nước về khoáng sản đồng thời phát hiện những tư duy sáng tạo trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật để nhận biết và đánh giá được quá trình đổi mớitừ đó điều chỉnh, nâng cao nội dung và chất lượng điều hành công tác quản lý ngày một hoàn thiện.

+ Chủ thể tiến hành thanh tra, kiểm tra: Thanh tra của sở tài nguyên và môi trường ; các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (như Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương...). Ngoài ra, UBND tỉnh còn tham gia phối hợp thanh kiểm tra cùng với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra Tổng cục Địa chất và Khoáng sản.

+ Nội dung của thanh tra, kiểm tra: Sở tài nguyên và môi trường tiến hành kiểm soát việc thăm dò, khai thác, khoáng sản, ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản, quy định về an toàn trong khai thác và chế biến khoáng sản, việc tuân thủ các quy định trong sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính, bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá nhân được cấp phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

+ Đối tượng của thanh tra, kiểm tra: thanh tra của sở tài nguyên và môi trường, thanh tra liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với các cá nhân, tổ chức được cấp phép.

+ Công cụ thực hiện thanh tra, kiểm tra: Sở tài nguyên và môi trường thực hiện thanh tra, kiểm tra dựa trên quy định của chính sách, quy định pháp luậ về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w