Nguyên tắc quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 33 - 34)

và môi trường

Tại sở tài nguyên và môi trường, quản lý nhà nước về khoáng sản cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải tuân thủ chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về khoáng sản: Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý nhà nước về khoáng tại sở tài nguyên và môi trường phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước. Đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung: Pháp luật về khoáng sản được xây dựng và hoàn chỉnh; tuyên truyền, phổ biến pháp luật vế khoáng sản; mọi hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản phải được xử lý nghiêm. Hoạt động khoáng sản không chỉ phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản mà còn phải tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nước. Hoạt động khai thác khoáng sản phải dựa vào trữ lượng. Hoạt động thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

- Đảm bảo phát triển bền vững:Việt Nam có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là các loại khoáng sản không tái tạo và có trữ lượng rất hạn chế. Do đó, việc điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đi đôi với bảo vệ môi trường kết hợp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng

Tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản là hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

- Tổng hợp, toàn diện, thống nhất, không chia cắt: Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở

Khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.

- Đảm bảo hiệu quả về kinh tế - xã hội: Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội. Vì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w