Điều kiện tự nhiên, hành chính
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc Bộ, có phạm vi giới hạn tọa độ địa lý từ 21024’ - 22017’ vĩ độ Bắc; 103056’ - 105003’ kinh độ Đông. Tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Lào Cai; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La; Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La. Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên là 668.767 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nước; xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía bắc về quy mô đất đai. Có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 173 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 150 xã, 13 phường, 10 thị trấn).
Yên Bái có vị trí địa lý là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng: Yên Bái có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao lưu kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc.
Kinh tế
UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế của Trung ương trong giai đoạn vừa qua, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khai
thác khoáng sản từ trước đến nay đã góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh và đóng góp 8% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 10% thu ngân sách trên địa bàn hàng năm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho khoảng 2000 lao động.
Tỉnh có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Yên Bái có ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung toàn tỉnh. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá đã đạt được những hiệu quả nhất định, nổi bật là sự đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từng bước hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, chuyên canh, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái của các vùng, miền trên địa bàn tỉnh
Tỉnh đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trong nông thôn gắn với doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu như nghề sản xuất mây tre đan, dệt khăn xuất khẩu, chế biến gỗ, ván ép, bột đá, thức ăn chăn nuôi, phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ tập trung vào các ngành: bảo quản nông sản, sản xuất gạch ngói, cơ khí sửa chữa, vải dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, tranh đá quý, chè tuyết, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên kết quả còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Loại hình du lịch sinh thái, thăm quan di tích lịch sử, du lịch văn hóa... ngày một phát triển, kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng. Một số địa danh du lịch đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Ruộng bậc Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, Mường Lò...
Văn hóa - xã hội
Công nghiệp khai thác khoáng sản có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa - xã hội. Khai thác khoáng sản đem lại những sản phẩm là vật liệu, nguồn nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Hoạt động khoáng sản góp phần tạo công
ăn việc làm cải thiện đời sống người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nơi có khoáng sản khai thác. Các hoạt động cung cấp dịch vụ cũng phát triển, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm phát triển để phục vụ các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Song bên cạnh đó có những địa phương lại bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản như: điều kiện hạ tầng không đáp ứng được đối với các hoạt động khoáng sản, việc vận chuyển khoáng sản của các doanh nghiệp làn cho cơ sở hạ tầng hư hại, ảnh hưởng đến tài nguyên nước và đất canh tác của người dân. Trật tự xã hội nơi có khoáng sản khai thác phức tạp hơn, Vì vậy, đánh giá quản lý nhà nước về khoáng sản còn phải xét đến những ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến văn hóa xã hội của địa phương