Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 41 - 45)

tại sở tài nguyên và môi trường

1.2.4.1. Yếu tố thuộc về sở tài nguyên và môi trường

Các nhân tố thuộc về sở tài nguyên và môi trường ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về khoáng sản là:

Quan điểm lãnh đạo của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.

Tổ chức hoạt động đạt được mục tiêu, đều phải có quan điểm lãnh đạo để đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt trong hoạch định, triển khai thực hiện. Quan điểm lãnh đạo của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản là quan điểm đúng đắn, thể hiện ở việc quyết tâm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản đúng với chính sách, quy định của pháp luật. Quan điểm này quyết định việc thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường.

Bộ máy của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản

- Cơ cấu tổ chức của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách, Trưởng phòng khoáng sản, các công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.Có chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng, thực hiện phối hợp tốt tại sở tài nguyên và môi trường, phối hợp giữa sở tài nguyên và môi trường với các cơ quan chức năng, các ngành, các tổ chức đoàn thể

- Nhân lực: Số lượng nhân lực đảm bảo, cơ cấu phù hợp, nhân lực để thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường nếu có kiến thức, có kỹ năng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ thì việc quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường sẽ đạt hiệu quả cao.

Quản lý nguồn nhân lực đối với sở tài nguyên và môi trường

Quản lý nguồn nhân lực đối với sở tài nguyên và môi trường bao gồm các nhiệm vụ: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. Việc quản lý, sử dụng tốt nguồn nhân lực tại sở tài nguyên và môi trường sẽ có lực lượng công chức có trình độ, yêu nghề, yên tâm ccong tác và cống hiến.

Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của sở tài nguyên và môi trườngtrong quản lý nhà nước về khoáng sản

Cơ sở vật chất, công nghệ thông tinlà điều kiện hỗ trợ cần thiết phục vụ cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản. Song song với nguồn lực là điều kiện cần thì cơ sở vật chất, công nghệ thông tin là điều kiện đủ để giúp việc hoạch định, triển khai thực hiện chính sách pháp luật đối với quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường. Các hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản đạt hiệu quả. Cụ thể các điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường đó là:

- Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống trụ sở làm việc, đất đai, trang thiết bị, máy móc tại cơ quan phục vụ cho cán bộ, công chức hoàn thành chức trách, nhiệm vụ

được giao. Cơ sở vật chất tốt đem lại hiệu quả cao trong việc tham mưu, triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh

- Công nghệ thông tin, kĩ thuật máy tính, dịch vụ viễn thông nhằm tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú, tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Công nghệ thông tin hiện đại giúp quá trình quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường đạt hiệu quả, đồng thời việc ứng dụng công nghệ thông tin còn phục vụ cho công tác lưu trữ tài liệu, soạn thảo văn bản trong quá trình tham mưu, triển khai thực hiện đạt kết quả cao.

Tài chính của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản

Trên cơ sở kinh phí hàng năm được các cấp phê duyệt, trong đó có bố trí nguồn kinh phí cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm: kinh phí trả lương cho đội ngũ cán bộ công chức, kinh phí chi thường xuyên, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, hỗ trợ kinh phí cho việc tuyên truyền chính sách, pháp luật và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Nguồn kinh phí đảm bảo tạo sự yên tâm công tác đối với công chức, tuyên truyền chính sách pháp luật, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác được thực hiện tốt.

1.2.4.2. Các yếu tố bên ngoài sở tài nguyên và môi trường

Môi trường chính trị, pháp lý:

Môi trường chính trị pháp lý được thể hiện từ trung ương đến địa phương. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản được phân công cụ thể đối với trung ương, địa phương.

Sở tài nguyên và môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của sở.Bên cạnh đó Trung ương, tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý quan trọng để sở tài nguyên và môi trường thực hiện vai trò của mình trong quản lý nhà nước về khoáng sản. Các văn bản quy phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của

sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản do trung ương, tỉnh ban hành đó là: các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và hệ thống văn bản của Nhà nước như: Luật khoáng sản, các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư, Nghị quyết hội đồng nhân tỉnh, các Quyết định của UBND tỉnh trong chỉ đạo hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về khoáng sản.

Môi trường kinh tế

Kinh tế là yếu tố quan trọng trong việc quản lý nhà nước về khoáng sản tại sở tài nguyên và môi trường . Khi kinh tế càng phát triển thì thị trường khoáng sản càng phát triển mạnh mẽ, ảnh hương tới cung cầu khoáng sản. Nếu cung cầu khoáng sản cao thì chủ thể hoạt động khoáng sản cũng gia tăng, tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép, dẫn tới nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Ở địa phương nào có yếu tố kinh tế kém phát triển, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, kinh tế khó khăn, thiếu việc làm dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gia tăng. Các yếu tố trên là nguyên nhân của việc quản lý nhà nước về khoáng sản trở nên phức tạp hơn.

Môi trường văn hóa - xã hội

Văn hóa - xã hội là nhân tố tác động đến vai trò của sở tài nguyên và môi trường trong quản lý nhà nước về khoáng sản.

Các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Song các khu vực có khoáng sản khai thác thường ở vùng sâu, vùng xa. Nơi mà người dân chủ yếu sinh sống dựa vào nông, lâm nghiệp. Trong khi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại chủ yếu sử dụng chủ yếu tài nguyên đất, rừng, nước. Nguy cơ lao động bị thất nghiệp khi mỏ khoáng sản cạn kiệt. Đời sống dân cư, an ninh xã hội khu vực có khoáng sản khai thác bị biến động do lượng lao động sẽ đến từ nhiều địa phương kéo theo những hệ lụy như: giá cả sinh hoạt tăng, truyền thống văn hóa địa phương bị tác động, trật tự xã hội phức tạp.

Môi trường công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của sở tài nguyên và môi trường đáp ứng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

Khoa học công nghệ hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng đóng vai trò to lớn trong cuộc sống thì các phương tiện thông tin như: điện thoại, ghi âm, ghi hình... đang trở thành những phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các chủ thể quản lý thực hiện có hiệu quả công tác quản lýtheo chức năng, nhiệm vụ.

Môi trường tự nhiên

Vị trí địa lý, sự phân bố khoáng sản, trữ lượng khoáng sản.... là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khai thác khoáng sản và do đó tác động đến quản lý nhà nước về khoáng sản của địa phương.

Môi trường quốc tế

Trong xu hướng đa phương hóa đa dạng hóa, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu và khu vực. Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới từ năm 2007. Thị trường khoáng sản sẽ bao bồm cả thị trường khoáng sản toàn cầu, quốc tế dẫn tới quản lý nhà nước vè khoáng sản khó khăn, phức tạp. Khi đó, quy định về pháp luật, chính sách đối với quản lý nhà nước về khoáng sản phải đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w