Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của một số sở tài nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 45 - 48)

nguyên và môi trường và bài học cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của một số sởtài nguyên và môi trường tài nguyên và môi trường

1.3.1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

Quản nhà nước về khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2019 đã đạt được nhiều thành tựu như: Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước được siết chặt. Qua đó, xử lý kịp thời, kiên quyết ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ tài nguyên môi trường. Quản lý nhà nước vè khoáng sản được thực hiện đảm bảo tuân thủ kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật. Sở dĩ đạt được những thành tựu kể trên là nhờ sự hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản trong quá trình thực hiện. Cụ thể là:

- Về xây dựng kế hoạch, chính sách pháp luật về khoáng sản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã quản lý chặt chẽ việc khai thác, chế biến khoáng sản, ngăn chặn hiệu quả hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và mua bán khoáng sản trái phép, giải quyết dứt điểm các điểm nóng về khai thác trái phép khoáng sản.

- Về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chính sách pháp luật về khoáng sản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu kịp thời chỉ đạo công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tham mưu choUBND tỉnh phê duyệt các hồ sơ hoạt động khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng, cấp phép thăm dò, khai thác, khai thác tận thu khoáng sản theo quy định. Thường xuyên tổ chức hội nghị, tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý khoáng sản cho cán bộ quản lý cấp huyện, xã trong tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước, môi trường, đất đai trong hoạt động khoáng sản. Giúp người tham gia hoạt động khoáng sản hiểu biết hơn quy định của pháp luật để chấp hành và các hành vi vi phạm phải xử lý.

Tổ chức thực hiện khoanh định vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản, trong đó hạn chế tối đa hoạt động khoáng sản ở những vùng, khu vực nhạy cảm về môi trường.

- Về kiểm soát hoạt động khoáng sản: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép về khoáng sản, môi trường được quan tâm thường xuyên...

1.3.1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên

Quản nhà nước về khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2019 cũng có nhiều thành tựu đáng kể như: Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã từng bước được siết chặt. Khắc phục được những bất cập còn tồn tại, đồng thời đảm bảo lợi ích về kinh tế, các vấn đề môi trường và xã hội. Quản lý nhà nước vè khoáng sản được thực hiện đảm bảo

tuân thủ kế hoạch, chính sách, quy định pháp luật . Sở dĩ đạt được những thành tựu kể trên là nhờ sự hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản trong quá trình thực hiện. Cụ thể là:

- Về xây dựng kế hoạch, chính sách pháp luật về khoáng sản: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trườngtham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên các trình tự thủ tục phê duyệt dự án, khai thác khoáng sản theo đúng yêu cầu; khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản theo quy chế hoạt động khoáng sản và thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

- Về tổ chức triển khai thực hiện, kế hoạch, chính sách pháp luật về khoáng sản: Không chỉ đảm bảo trình tự thủ tục trong cấp phép thăm dò, khai thác mỏ và các điểm mỏ mà Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên còn tư vấn cho các doanh nghiệp về trình tự thủ tục khai thác, thăm dò các mỏ và điểm mỏ trên địa bàn toàn tỉnh theo Luật khoáng sản. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản pháp lý liên quan và hạn chế cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ. Một trong những hoạt động chuyên môn nhằm khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản lậu, đó là công tác thẩm định hồ sơ và đẩy mạnh thủ tục cấp phép, đảm bảo tính pháp lí về hoạt động khai thác mỏ.

Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, hoạt động khai thác khoáng sản đã ổn định hơn nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Để hạn chế tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng trong khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Về kiểm soát hoạt động khoáng sản: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên duy trì công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác khoáng sản.

Nội dung kiểm tra tập trung về việc các doanh nghiệp có thực hiện khai thác đúng tọa độ, diện tích, mức sâu, trữ lượng, công suất theo quy định hay không? Có thực hiện đúng, đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường? Phương pháp, quy trình kỹ thuật; đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn mỏ, an toàn lao động, an toàn vật liệu nổ; nghĩa vụ đóng thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản… Ngoài ra, khi có phản ánh của nhân dân, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thành lập đoàn công tác kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w