Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách pháp luật về khoáng sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 114 - 118)

Vận động người dân nơi tích cực, chủ động tham gia các hoạt động kiểm soát đối với khoáng sản.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đến 2025

3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch, chính sách pháp luật quy định về khoáng sản

- Kịp thời ban hành các VBQPPL về khoáng sản và BVMT. Phân loại thống kê các nội dung trùng lặp, thiếu tính nhất quán, tham mưu góp ý giúp Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật cho phù hợp với quy định của trung ương và thực tế quản lý tại địa phương.

- Tiếp tục thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái để kịp thời bổ sung, sửa đổi những văn bản cũ hoặc xây dựng, ban hành các văn bản mới thay thế các văn bản trước đây theo hướng cải cách hành chính, đảm bảo phù hợp với pháp luật về khoáng sản và tình hình thực tế của tỉnh

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách pháp luậtvề khoáng sản về khoáng sản

Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định của nhà nước về khoáng sản đồng thời đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra. Các nội dung cần tập trung hoàn thiện triển khai thực hiện đó là:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản

- Tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên khoáng sản một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả;

- Ở cấp Sở: Bổ sung biên chế cho Phòng Khoáng sản và Thanh tra chuyên ngành khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ quản lý chuyên ngành khoáng sản của Sở Công Thương và Sở Xây dựng, cụ thể: Sở Tài nguyên và Môi trường 02 biên chế, Sở Công Thương 01 biến chế, Sở Xây dựng 01 biên chế;

- Ở cấp huyện: Tuyển dụng 01 cán bộ được đào tạo chuyên ngành mỏ, địa chất bố trí cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để chuyên phụ trách về quản lý khoáng sản trên địa bàn huyện;

- Ở các xã có nhiều khoáng sản, như Cao Phạ, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha của huyện Mù Cang Chải; xã Bình Thuận, Đại Lịch của huyện Văn Chấn; xã Yên Thắng, Liễu Đô, An Phú của huyện Lục Yên, ngoài cán bộ địa chính, bố trí thêm 01 cán bộ chuyên trách về khoáng sản;

- Rà soát, đánh giá năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản, cải thiện năng lực quản lý của cán bộ làm công tác quản lý khoáng sản, đặc biệt là ở cấp huyện.

Hoàn thiện việc tổ chức mạng lưới hoạt động khoáng sản

- Phát huy vai trò quản lý nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể hơn khi các tổ chức thực hiện thủ tục về cấp phép theo quy định của pháp luật. Làm tốt công tác thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác khoáng sản.

- Nâng cao chất lượng cấp phép để quản lý chặt chẽ các vấn đề liên quan như: Yêu cầu về tính hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tính khả thi của dự án đầu tư. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, cấp huyện, xã trong thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác.

- Thực hiện việc cấp phép hoạt động khoáng đảm bảo chặt chẽ, gắn khai thác với chế biến và địa chỉ sử dụng khoáng sản để làm ra sản có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội;

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

+ Thường trực Tỉnh uỷ cho chủ trương cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các loại khoáng sản trên cơ sở báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

+ Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn các tổ chức thực hiện các thủ tục về cấp phép theo quy định của pháp luật.

+ Công tác thăm dò khoáng sản: Cần giám sát chặt chẽ công tác thi công các hạng mục thăm dò đảm bảo đánh giá chính xác trữ lượng khoáng sản, làm rõ điều kiện địa chất để phục cho hoạt động khai thác mỏ;

+ Công tác lập và chứng nhận đầu tư dự án khai thác khoáng sản, lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch BVMT phải khả thi, sát với thực tế.

- Hoàn thiện việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường

- Tiếp tục thực hiện quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hết sức hợp lý, triệt để tiết kiệm, thật sự có hiệu quả cao; việc khai thác tài nguyên khoáng sản phải tính đến nhu cần trước mắt cũng như lâu dài của đất nước, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế. Phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá; bảo đảm hài hoà lợi ích thu được từ khai thác và chế biến khoáng sản giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến.

- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các Doanh nghiệp khai tháckhoáng sản thực hiện và hoàn thiện đầy đủ công trình bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường để được xác nhận theo quy định.

- Công tác quản lý, BVMT phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về môi trường thông qua kết quả quan trắc thường xuyên, định kỳ theo quy định hoặc khi có khiếu nại của nhân dân trong các khu vực HĐKS.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiến tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản nhằm thu hồi tối đa khoáng sản, tăng giá trị của khoáng sản, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường

+ Đối với các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác: Yêu cầu phải xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong khai thác, áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường;

+ Lựa chọn, xem xét cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản và cho phép đăng ký tham gia đấu giá (trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản) đối với các tổ chức, cá nhân có năng lực; có phương án sử dụng nhân lực tại địa phương; sử dụng thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến, phù hợp, đảm bảo hiệu quả, bảo vệ môi trường.

- Thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác

- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, yêu cầu các Doanh nghiệp khai tháckhoáng sản thực hiện và hoàn thiện đầy đủ công trình bảo vệ môi trường; thực hiện đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường để được xác nhận theo quy định.

- Công tác quản lý, BVMT phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về môi trường thông qua kết quả quan trắc thường xuyên, định kỳ theo quy định hoặc khi có khiếu nại của nhân dân trong các khu vực HĐKS.

- Hoàn thiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm tạo chuyển biến mẽ cả trong nhận thức và hành đồng của các tổ chức, cá nhân, của cán

bộ, đảng viên, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không tiếp tay cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 114 - 118)

w