Thực trạng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 60 - 114)

2.2.1. Thực trạng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn2016-2019 2016-2019

Yên Bái là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, có trữ lượng khoáng sản lớn, phong phú, đa dạng về chủng loại, tuy nhiên, nguồn thu cho địa phương từ hoạt động này thấp, môi trường bị tàn phá nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Qua kết quả điều tra tài nguyên khoáng sản đã phát hiện và đánh giá được 260 mỏ, điểm khoáng sản thuộc nhiều loại hình có nguồn gốc thành tạo khác nhau bao gồm: khoáng sản nhiên liệu (than đá, than nâu), kim loại (sắt, đồng, kẽm, chì, vàng, đất hiếm), khoáng sản phi kim (caolanh, felspat, grafit), khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá vôi, đất sét, cát sỏi), đá quý… Như vậy, Yên Bái có đủ các loại khoáng sản chính có ở Việt Nam, trừ apatit, bôxit, titan.

Bảng 2.3: Các loại khoáng sản cơ bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo kết quả điều tra địa chất – khoáng sản tỉnh Yên Bái

STT Loại khoáng sản Đơn vị đo Trữ lượng dự báo

1 Khoáng sản nhiên liệu

1.1 Than đá Ngàn tấn 56.250

1.2 Than nâu Ngàn tấn 2.533

1.3 Than bùn Ngàn tấn 103.800

2 Khoáng sản kim loại

1.1 Sắt Triệu tấn 200

1.2 Đồng Ngàn tấn 2.190

1.3 Chì kẽm Ngàn tấn 41.771

1.4 Vàng Ngàn tấn 400

1.5 Đất hiếm Ngàn tấn 30

3 Khoáng sản phi kim

1.1 Felspat Ngàn tấn 128 1.2 Graphit Ngàn tấn 2.770 1.3 Thạch anh Ngàn tấn 143 1.4 Pirit Ngàn tấn 25 1.5 Posphorit Ngàn tấn 10 1.7 Đá vôi trắng (Ốp lát) Triệu m3 1.300

1.8 Đá vôi trắng (Nghiền bột) Triệu tấn 390

1.10 Đá vôi (xi măng) Triệu m3 600

1.11 Đá vôi (Vật liệu xây dựng) Triệu m3 167

1.12 Đất sét Triệu m3 1,4

1.13 Cát sỏi Triệu m3 4,2

1.14 Cao lanh Triệu tấn 2

- Khoáng sản nhiên liệu: Tập trung chủ yếu là than đá antranxit, than nâu và than bùn. Nhưng nhìn chung các điểm than đều có trữ lượng ít, quy mô nhỏ. Được phát hiện ở các huyện Văn Chấn, Lục Yên và Trấn Yên, tài nguyên dự báo khoảng 779.000 tấn.

+ Than đá: Hiện có 3 điểm quặng trong trầm tích điệp suối Bàng thuộc địa phận Văn Chấn, ít có khả năng khai thác sử dụng do chất lượng kém.

+ Than nâu: có 10 điểm trong trầm tích Neogen dọc sông Hồng, sồng Chảy. Trong đó có 2 điểm được điều tra khai thác là Hồng Quang và Hoàng Thắng. Nhìn chung các điểm than đều có quy mô nhỏ, chất lượng kém, không có triển vọng.

+ Than bùn: Có ở xã Phù Nham huyện Văn Chấn, trữ lượng 103.832 tấn; trong than chứa mùn, đạm, phospho, kali cao. Có khả năng khai thác làm phân vi sinh tốt.

- Khoáng sản kim loại: các khoáng sản chủ yếu gồm: sắt, đồng và chì - kẽm, phân bố không tập trung, trữ lượng chỉ ở mức vừa và nhỏ.

+ Sắt: Có tới 32 điểm quặng và mỏ, tập trung ở 2 vùng chính là Đại Sơn - Văn Yên; Làng Mỵ Hưng Khánh - Trấn Yên. Quặng sắt gần 200 triệu tấn, nhưng chất lượng quặng không cao (hàm lượng trung bình từ 20 - 40%) và phân bố rải rác tập trung chủ yếu tại các huyện Văn Chấn (khu vực làng Mỵ), huyện Trấn Yên (khu vực Làng Thảo, Núi Vi, núi 300 m), huyện Văn Yên. Ngoài ra còn có vùng quặng sắt mới được phát hiện thuộc các xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La của huyện Văn Chấn.

+ Đồng: Khoáng sản đồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện ở xã Phong Dụ Thượng và xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên (là các điểm mỏ Làng Phát, Làng Nhón, Làng Lòm…); ở huyện Văn Chấn (là các điểm An Lương, Đông An thuộc xã An Lương; điểm Bản Bam thuộc xã Nậm Lành) …

+ Chì - kẽm: Được đánh giá có chất lượng khá tốt nhưng phân bố rải rác trữ lượng ít và điều kiện khai thác khó khăn ở Tú Lệ - Văn Chấn; Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình. Mới đây khu vực chì - kẽm Cẩm Nhân, Xuân Lai - Yên Bình đã được điều tra, đánh giá về địa chất và khoáng sản, các khu vực có triển vọng đã được bổ sung vào quy hoạch của cả nước.

+ Vàng:Vàng gốc được phát hiện chủ yếu ở huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, vàng sa khoáng phát hiện ở nhiều nơi gần các sông suối như: Ngòi Viễn, Ngòi Tháp, Bản Ty ở huyện Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên...

+ Đất hiếm: Có ở xã Yên Phú - Văn Yên có quy mô nhỏ, trữ lượng đánh giá khoảng 30.000 tấn.

- Khoáng sản phi kim: chủ yếu gồm pyrit, barit, phosphorit, kaolin, felspat, thạch anh, grafit. Trong đó đáng chú ý là khoáng sản kaolin và felspat, hai khoáng sản này có chất lượng tương đối tốt đáp ứng được các tiêu chuẩn cho sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy. Diện phân bố của chúng rộng tuy nhiên trữ lượng không lớn và không đồng đều. Các khoáng sản còn lại phân bố ở một vài nơi trong tỉnh nhưng chỉ tồn tại với trữ lượng nhỏ hoặc chất lượng thấp.

+ Pirit: Có ở Tân Lĩnh - Lục Yên; Mỹ Gia - Yên Bình. Điểm ở Lục Yên có trữ lượng khoảng 25.000 tấn,

+ Barit: Có ở núi hang Hổ, Đại Minh - Yên Bình, chưa điều tra đánh giá. + Phosphorit:Có ở huyện Lục Yên với trữ lượng khoảng 10.000 tấn.

+ Cao lanh: Tập trung ở khu vực thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình. Đã khai thác ở một số điểm: Km2 thành phố Yên Bái, xã Tân Thịnh, Trực Bình, Làng Cần với tổng trữ lượng đánh giá khoảng 2 triệu tấn, Độ trắng đạt 40 - 70% đạt tiêu chuẩn làm bột độn giấy và sứ cách điện.

+ Fensfat: Phát hiện 4 điểm ở huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái. Mỏ Quyết Tiến (xã Đại Minh - huyện Yên Bình) trữ lượng khoảng 128.000 tấn, có khả năng khai thác cho sản xuất sứ.

+ Thạch Anh: Tập trung ở huyện Trấn Yên, điểm quặng có quy mô nhỏ, chủ yếu là quặng lăn, chất lượng đạt yêu cầu cho sản xuất sứ và kính.

+ Grafit: Phân bố thành một dải từ Trái Hút tới Văn Phú. Trong đó đáng kể nhất là mỏ Bắc Mậu A, có trữ lượng 141.799 tấn. Mỏ Yên Thái, Yên Hưng có trữ lượng 1,32 triệu tấn.

+ Đá quý: Tập trung ở khu vực huyện Lục Yên, xã Tân Hương - huyện Yên Bình với khoáng vật rubi, saphia, coridon ...

+Vật liệu xây dựng: Gồm có đá vôi, đá hoa calcit, sét các loại, cát - sỏi lòng sông. Đặc biệt là nguồn cát sỏi lòng sông Hồng, sông Chảy... Đá vôi và đá hoa calcit phân bố rộng khắp ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu có trữ lượng lớn. Hiện nay đã có một số mỏ khai thác ở quy mô công nghiệp. Đá vôi của Yên Bái có chất lượng tốt với trữ lượng lớn (đá vôi xi măng khoảng 600 triệu m3, đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường khoảng 167 triệu m3) khả năng khai thác làm đá mỹ nghệ, đá ốp lát, vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng và đá vôi làm khoáng chất công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

+ Các mỏ sét, puzlan của tỉnh ngoài việc dùng sản xuất đồ gốm và gạch ngói, chất lượng mỏ sét còn đáp ứng được cho sản xuất xi măng.

2.2.2.Thực trạng hoạt động khoáng sản giai đoạn 2016-2019

Hoạt động thăm dò khoáng sản

Tình hình thăm dò khoáng sản tại tỉnh Yên Bái thể hiện tại bảng 2.4

Công tác thăm dò khoáng sản nhằm đánh giá chất lượng và trữ lượng có trong diện tích mỏ, là cơ sở để lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản, đầu tư hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước đây công tác này chưa được các doanh nghiệp quan tâm, chất lượng kết quả thăm dò còn chưa chính xác, nhiều khu vực khoáng sản kết quả thăm dò về chất lượng, trữ lượng không phù hợp với thực tế khai thác, đặc biệt đối với đá vôi trắng, các mỏ khoáng sản kim loại (sắt, đồng, chì-kẽm…). Do vậy các mỏ được đầu tư thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng với quy mô lớn (chủ yếu do Bộ TN&MT cấp phép) đôi khi tiến hành khai thác thường gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định kế hoạch và xác định chất lượng sản phẩn khi khai thác.

Công tác thăm dò đã được cơ quan có thẩm quyền giám sát chặt chẽ để bảo đảm độ tin cậy trong xác định trữ lượng và tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tình hình thăm dò khoáng sản tại tỉnh Yên Bái (Số liệu tại bảng 2.4)

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thăm dò khoáng sản tại tỉnh Yên Bái Yên Bái giai đoạn 2016-2019 TT Loại khoáng sản Tên mỏ, vị trí Số giấy phép Ngày cấp Ngày hết hạn Diện tích (ha) Dự tính trữ lượng đạt (m3) Dự tính trữ lượng đạt (Tấn) I Khoáng sản nhiên liệu

1 Giấy phép UBND tỉnh cấp

1.1 Than

02 điểm than nâu xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn

1252/GP-

UBND 7/11/2018 11/12/1019 6.10 69,823

II Khoáng sản kim loại

1 Giấy phép thăm dò Bộ TN&MT cấp

1.1 Chì - kẽm

Làng Rẩy - Núi Ngàng, xã Cẩm Nhân và xã Mỹ Gia, huyện Yên Bình

1802/GP-

BTNMT 7/16/2019 7/16/2023 67.23 Đang thăm dò

2 Giấy phép thăm dò UBND tỉnh cấp

2.1 Chì - kẽm Háng Chua Xay, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải

524/GP- UBND 3/28/2016 3/28/2017 5.00 23,913 2.2 Chì - kẽm Hấu Đề, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải 522/GP- UBND 3/28/2016 3/28/2017 5.00 16,190 2.3 Chì - kẽm Huổi Pao, xã Nậm Có, huyện

Mù Cang Chải 525/GP- UBND 3/28/2016 3/28/2017 10.80 13,228 2.4 Chì - kẽm Bản Lìm, xã Cao Phạ , huyện Mù Cang Chải 523/GP- UBND 3/28/2016 3/28/2017 10.79 7,326

III Khoáng sản phi kim loại

1 Giấy phép thăm dò Bộ TN&MT cấp

1.1 Đá vôi trắng Đá hoa Nà Hà, xã An Phú, huyện Lục Yên 834/GP- BTNMT 4/12/2016 4/12/2020 22.86 Đang thăm dò 1.2 Đá vôi trắng

Phan Thanh 1 - Phan Thanh 2, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên

3363/GP- BTNMT 12/27/2017 12/27/2021 11.00 Đang thăm dò 1.3 Grafit Các xã: An Bình, Đông Cuông, Ngòi A và Yên Thái, huyện Văn Yên 312/GP- BTNMT 1/30/2018 1/30/2022 189.30 Đang thăm dò 1.4 Kaolin

Kaolin - felspat xã Yên Hưng, huyện Văn Yên và xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên 1584/GP- BTNMT 5/18/2018 3/10/2020 168.60 Đang thăm dò 1.5 Đá ốp lát, mỹ nghệ Đá metacarbonat làm ốp lát xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn

1297/GP- BTNMT 5/24/2019 5/24/2023 9.50 Đang thăm dò 1.6 Đá ốp lát, mỹ nghệ Đá trang trí mỹ nghệ Suối Giàng 1, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn

3299/GP-

BTNMT 12/25/2019 12/25/2021 31.00

Đang thăm dò

2 Giấy phép UBND tỉnh cấp

2.1 Cát, sỏi Điểm cát, sỏi sông Chảy, Xã Tô Mậu và xã Minh Chuẩn

3099/GP-

UBND 11/22/2016 11/22/2017 2.10 127,304 2.2 Cát, sỏi Cát, sỏi sông Chảy, Xã An Lạc 3587/GP-

UBND 12/19/2016 7/19/2017 12.10 694,485 2.3 Cát, sỏi

02 điểm cát, sỏi xã Sơn Lương và thị trấn Nông trường Liên Sơn 3263/GP- UND 10/1/2016 4/1/2018 10.05 256,554 2.4 Đá làm VLXDTT Đá làm VLXDTT, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn

1302/GP-

UBND 7/4/2016 2/4/2017 6.00 1,097 2.5 Đá làm

VLXDTT

Đá làm VLXDTT, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn

1302/GP-

UBND 7/4/2016 2/4/2017 6.00 1,097 2.6 Sét làm

gạch

Rừng Si, thị trấn nông trường Nghĩa Lộ

277/GP-

UBND 2/23/2016 6/23/2017 6.10 182,664 2.7 Cát, sỏi

Điểm cát, sỏi sông Chảy, xã Tô Mậu, xã Minh Chuẩn và xã Tân Lĩnh

182/GP-

UBND 1/24/2017 1/24/2018 10.20 372,592 2.8 Đá làm

VLXDTT

Đá vôi Làng Mường, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên

387/GP-

UBND 9/3/2017 9/6/2018 2.00 888,774 2.9 Cát, sỏi

01 điểm cát, sỏi sông Hồng, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên

888/GP-

UBND 6/5/2018 6/12/2018 8.80 485,944 2.10 Cát, sỏi

Điểm cát, sỏi sông Chảy, xã Tô Mâu và xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên

432/GP-

UBND 3/28/2018 3/9/2018 10.35 480,929

2.11 Cát, sỏi Điểm cát, sỏi sông Hồng, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên

1242/GP-

UBND 7/11/2019 2/11/2020 7.80

Đang thăm dò 2.12 Cát, sỏi Điểm cát, sỏi sông Hồng, xã

Minh Quân, huyện Trấn Yên

1241/GP-

UBND 7/11/2019 2/11/2020 10.40

Đang thăm dò 2.13 Cát, sỏi

Điểm cát, sỏi sông Hồng, xã An

Bình, huyện Văn Yên 2373/GP-

UBND 10/21/2019 10/21/2020

9.50 Đang thăm dò 2.14 Đá làm

VLXDTT

Đá vôi xã Mỹ Gia, huyện Yên

Bình 1746/GP-

UBND 9/9/2019 9/9/2020

4.30 thăm dòĐang

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2019 tỉnh Yên Bái có 7 giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 18 giấy phép thăm dò khoáng sản do UBND tỉnh cấp. Loại khoáng sản thăm dò chủ yếu là cát sỏi, đá làm vật liệu xây dựng.

Hoạt động khai thác khoáng sản

Tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái được thể hiện tại bảng 2.5

Trong những năm gần đây tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được khai thác để phục vụ phát triển kinh tế địa phương nhưđá vôi trắng (tại huyện Lục Yên, huyện Yên Bình), kaolin - felspat, quặng sắt, quặng chì-kẽm, grafit, đá làm vật liệu xây dựng thông thường, cát, sỏi... Hoạt động khai thác khoáng sản của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, đổi mới công nghệ khai thác, công nghệ chế biến để nâng cao giá trị của khoáng sản. Quan tâm đến quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, quy định về bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. HĐKS của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn có tình trạng doanh nghiệp chậm đưa mỏ vào khai thác, việc thăm dò, khai thác khoáng sản vấp phải sự phải đối của người dân khu vực, còn có tình trạng khai thác khoáng sản trái phép,…

Hoạt động khai thác khoáng sản từ trước tới nay đã góp phần quan trọng hình thành, phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của tỉnh và đóng góp khoảng 8% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 10% thu ngân sách trên địa bàn hàng năm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho khoảng 2.000 lao động. Ngoài nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã đóng góp, ủng hộ cho địa phương như: Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, ủng hộ các hoạt động xã hội tại địa phương...

Bảng 2.5: Sản lượng khai thác khoáng sản cơ bản trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 TT Loại khoáng sản Tên mỏ, vị trí Số giấy phép Ngày cấp Ngày hếthạn Diện tích (ha)

Công suất trạngHiện

(m3/n

ăm) (tấn/năm)

I Khoáng sản nhiên liệu

1 Giấy phép UBND tỉnh cấp

1.1 Than 02 điểm than nâu xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn 1092/GP-UBND 6/29/2018 11/29/2029 4.77 1,200 Đang

khai thác

II Khoáng sản kim loại

1 Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ TN&MT cấp

1.1 Quặngđồng

Quặng đồng Làng Phát, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên 2341/GP- BTNMT 9/28/2017 9/28/2032 14.40 20,600 Đang khai thác 1.2 Quặng sắt Núi Vi - Làng Thảo các xã: Hồng Ca, Hưng Khánh, Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên 2844/GP- BTNMT 11/8/2019 11/8/2047 24.59 60,000 Đang khai thác 2 Giấy phép UBND tỉnh cấp

2.1 Chì - kẽm Trống Pá Sang, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải (gia hạn, cấp lại) 1339/GP- UBND 7/20/2017 1/20/2030 2.25 5,000 Đang khai thác 2.2 Chì - kẽm Háng Chua Xay, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang

Chải 291/GP- UBND 2/22/2019 2/22/2033 5.00 1,500

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI (Trang 60 - 114)

w