Trước và sau thời kỳ sinh nở, phụ nữ thường đọc những sách có liên quan tới nuôi con. Nhưng nói là để nắm được những kiến thức nuôi con to lớn kia ký thác vào "những người có uy tín trong nuôi con". Kiểu phương thức xét đoán này được gọi là "sự ngộ nhận của quyền uy".
Trong xã hội, địa vị nói chung của phụ nữ không cao như đàn ông, cơ hội tiếp xúc với "những người có uy tín" không nhiều, nên họ khá nhạy cảm với
những lời của các bậc quyền uy, khuynh hướng lấy danh tiếng của các bậc quyền uy để bù đắp những thiếu hụt của mình ngày càng rõ nét.
Khi tiến hành giới thiệu sản phẩm, các nhân viên tiếp thị cũng giỏi lợi dụng kỹ xảo "kẻ thứ ba có quyền uy" để lôi kéo khách mua hàng. Chẳng hạn như cách để tiêu thụ sách vở, băng ghi âm cho trẻ, người bán hàng vừa thuyết minh nội dung, đồng thời chìa ra cho các ông bố, bà mẹ danh sách những người giới thiệu, các giáo sư đại học, nhà tâm lý học thiếu nhi nổi tiếng… Các bà mẹ thấy vậy sẽ nói: "Những học giả nổi tiếng như vậy giới thiệu, sách này nhất định có ích cho con mình". Thế là việc bán hàng khá suôn sẻ. Nhân
viên tiếp thị hiểu rất rõ rằng những lời lẽ của kẻ quyền uy là vũ khí tốt nhất để "đánh" vào phụ nữ.
Trong trường hợp sử dụng lời lẽ của các bậc quyền uy, thì người được nêu ra tốt nhất là người mà phụ nữ quen biết. Xã hội ngày nay là một xã hội thông tin, tất cả mọi người đều phải nắm được những thông tin mới nhất. Học vị, địa vị xã hội, đặc biệt các nhân vật quyền uy đã nghe tên, quen biết… tất cả đều có thể tác động mạnh đến tâm lý của phụ nữ, làm cho cô ta tin phục.
11. Nói chuyện với đông phụ nữ, dùng "bạn" tốt hơn dùng "các bạn"
Một người biểu diễn hát đế cho biết, khi anh ta đang diễn, trong lúc gần như tất cả khán giả đều ôm bụng cười ngặt nghẽo, cười mãi không dứt, thì lại phát hiện ra một, hai bộ mặt tỏ ra lạnh nhạt, không bị bầu không khí lôi cuốn, lúc này không thể chỉ vì thoả mãn tâm lý của một số ít khán giả mà thay đổi cách diễn, cần tiếp tục bỏ sức diễn cho đa số khán giả đã hào hứng kia, thì mới được cổ vũ, và sau khi lui ra sau sàn diễn, cũng mới được các đồng nghiệp ca ngợi.
Không chỉ có hát đế, kinh nghiệm trong các trường hợp diễn giảng cũng vậy, thường phải vận dụng phương thức này: giả thiết đối tượng là một người, sau đó quan sát phản ứng của những người khác nhau, mà dần nâng cao tỷ lệ thuyết phục thính giả. Ngược lại, nếu như tham nhiều, muốn một cử chỉ làm cho đông đảo thính giả với các tầng lớp khác nhau được thoả mãn, sẽ dễ làm cho đối phương có phản ứng không những không thuyết phục mà ngược lại làm cho đa số thính giả cảm thấy mệt mỏi chán chường.
Còn những phụ nữ thích tiếp xúc kiểu cá nhân lại có ước muốn không ngừng đòi hỏi người khác tập trung sự chú ý vào mình. Những cô gái trẻ đắm chìm trong tiếng hát của các ca sĩ. Trong giây phút ấy, những người xung quanh dường như biến đâu mất, chỉ còn lại có mình và ca sĩ, sợi dây vô hình mà bằng mắt thường không thể trông thấy giữa hai người cứ như là ngày càng ngắn lại.
Vì thế, khi đối tượng của buổi nói chuyện là đa số phụ nữ, nên cố gắng tránh dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai số nhiều "các bạn" mà đổi thành dùng "bạn", làm cho người nghe cảm thấy như là thổ lộ với riêng mình vậy, sẽ làm cho người nói và người nghe gần hơn, tạo nên sự tiếp xúc thân mật, như thế
có thể đạt được mục đích thuyết phục.