Người khác phản bác bạn, nói lên rằng anh ta nghe không lọt những lời bạn nói. Còn khi người khác nói với bạn, bạn hơi phản bác, cũng cho thấy bạn
không hoàn toàn đồng ý với những lời như vậy. Nếu người nói với bạn là lãnh đạo, anh ta sẽ cho rằng bạn không coi lời anh ta nói là gì cả, là không tôn trọng anh ta.
Nghe không lọt là vì ý kiến khác nhau, điều đó cũng không cần phải phản bác khi lãnh đạo đang nói hoặc bố trí công việc. Lúc này, sự phản bác của bạn dù có lý đến mấy, lãnh đạo có rộng lượng đến mấy, cũng khó có thể chấp nhận. Nếu thật sự cần phải có ý kiến lại, cũng phải đợi sau khi lãnh đạo nói xong, nói vào khi trưng cầu ý kiến của mọi người. Nếu lúc đó lãnh đạo tâm trạng không được tốt, tốt nhất bạn không phát biểu ý kiến, kẻo lại tự chuốc lấy sự mất hứng cho mình. Có thể nói riêng với lãnh đạo sau khi việc đã qua, nhằm bảo vệ uy tín của lãnh đạo trước mặt mọi người.
Đối với những người có trình độ văn hoá khác nhau thì cần có những thái độ khác nhau. Những người hiểu biết, có trình độ văn hoá thường là khá sĩ diện, vì vậy đối với họ cần khiêm tốn, cần tôn trọng và họ cũng sẽ khiêm tốn đối xử với bạn. Đối với những người có trình độ văn hoá thấp, nhưng tâm địa thật thà, cần thân thiết hữu hảo, không làm ra vẻ ta đây. Bản thân họ trình độ văn hoá thấp, nhưng lại rất tôn sùng những người có trình độ. Bạn làm như vậy sẽ càng làm cho họ khâm phục.