Tiếp khách trong công việc

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-tai-an-noi-cua-nguoi-dan-ong (Trang 140 - 141)

Mời khách ăn cơm, không chỉ để khách ăn ngon, còn phải để khách được thoả mãn về mặt tinh thần. Vì ăn cơm không phải là mục đích, mà là vừa ăn cơm vừa nói chuyện, nói chuyện tự nhiên. Chỉ cắm đầu vào ăn mà không nói chuyện gì, có thể nói là chẳng hay chút nào, dù để khách ăn no, uống đủ cũng chưa chắc họ đã hài lòng. Do vậy, khi mời khách ăn cơm, chú ý xếp họ vào một vị trí quan trọng, đồng thời để nhân vật chính của phía bạn ngồi cùng với anh ta, như vậy họ nói chuyện sẽ thuận tiện. Hơn nữa hai bên cùng ăn cơm với nhau, chính là để tăng thêm hiểu biết kết chặt tình bạn, hoặc giải quyết một việc gì đó cụ thể, nhân đó có thể nói chuyện thoải mái. Nếu sắp xếp không thoả đáng, hai nhân vật chính cách khá xa, thì không thể nào nói chuyện được, mục đích của bữa ăn vì thế cũng không đạt được.

Trong bữa cơm có thể còn có những người khác. Hai nhân vật chính trong khi nói chuyện cũng cần chú ý tới cả tâm tình của họ, thỉnh thoảng nói đôi ba câu với tất cả mọi người, như vậy bầu không khí quanh bàn ăn mới sôi động, mục đích mời khách ăn cơm cũng sẽ đạt được.

Mời ăn cơm không thể thiếu rượu, mời rượu để tỏ sự hiếu khách, lòng nhiệt tình của chủ nhân, vì thế mời rượu có quá một chút cũng đừng ngại. Một số người bản thân không thích uống rượu, cảm thấy uống nhiều rượu sẽ không có lợi, vì thế khi thấy trong bữa ăn có rượu thì hay lo lắng. Kỳ thực mời rượu là việc làm cho không khí thêm náo nhiệt. Khi mời rượu cần có lý do chính đáng, thì đối phương có uống đôi chén cũng khoan khoái. Nhưng chú ý mời rượu và uống rượu không phải là đối đẳng. Là chủ, mời nhau nhiệt tình, còn khách uống hay không uống, uống nhiều ít không quan trọng.

Có chủ nhà tuyên bố, ai muốn uống nhiều thì uống nhiều, ai không muốn uống thì uống ít. Điều đó chẳng phải là tốt hơn sao? Không uống thì còn dễ, những ai muốn uống vài chén, bạn không mời, người ta ngại ngùng khi phải nâng chén uống một mình. Mời bạn là tập quán sinh hoạt của chúng ta, hơn nữa quen với việc mời một chén uống một chén, vì thế, mời rượu là tất yếu. Mời rượu trong bữa ăn cần nhiệt tình, nhưng uống ít là tốt, bất kể là khách hay chủ cũng vậy. Không mời không vui vẻ, nhưng đã mời thì uống, uống

nhiều thì lại không tốt. Người mời rượu không biết tửu lượng của bạn nhưng phải biết rõ tửu lượng của mình, bất kể đối phương mời thế nào, mình cũng phải tự khống chế. Anh ta mời bạn, thì bạn cũng có thể mời anh ta uống. Trong bàn ăn lấy mời làm chính, chứ không phải lấy uống làm chính, vừa mời đã uống cũng tựa như không ai mời, một mình uống vậy, thiếu đi cả hứng thú.

Trong một bữa tiệc nếu người khác mời bạn uống rượu, bạn cần chủ động điều tiết. Vì một khi đã uống rượu của người đầu tiên rồi, thì không thể không uống rượu của người thứ hai, thứ ba và bạn có khả năng uống quá. Trong bàn ăn chẳng ai có lý do gì không thể không nói ra được cả, mời có lý của mời, từ chối có lý của từ chối, bạn từ chối, người khác cũng sẽ không trách bạn. Tuyệt đối đừng tự nhận mình tửu lượng khá mà uống nhiều, để lỡ việc chính chỉ vì tham chém, quá chén.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-tai-an-noi-cua-nguoi-dan-ong (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)