Nhiều người vợ than thở: "Sau khi cưới, anh ấy như biến thành một người khác". "Hình như ông ấy nói hết lời khi yêu rồi"... Các ông chồng có lẽ cũng từng gặp cảnh tương tự: vợ nửa đêm đánh thức chồng dậy, nói "Nói chuyện với em đi". "Nói chuyện? Nói cái gì?" "Nói cái gì cũng được, chỉ cần nói chuyện là được rồi". "Anh chẳng có gì để nói cả". "Anh có cảm giác gì?". "Cảm giác? Anh cảm giác rất mệt, cảm giác rất buồn ngủ, còn cảm giác thấy không vui, bởi vì em không để cho anh ngủ yên nữa!"
Các bà vợ muốn nói chuyện nhiều với chồng, ý là để trao đổi tình cảm, quan tâm lẫn nhau, đặc biệt là hai bên hay một bên ban ngày bận rộn công việc, chỉ có buổi tối mới đoàn tụ lại càng hay gặp cảnh như vậy. Bầu không khí nhẹ nhõm tình tự dưới trăng bên hoa trước khi cưới và cuộc sống căng thẳng, đầy trách nhiệm sau khi cưới đã hình thành nên sự tương phản rõ rệt. Người vợ hoặc người chồng đều hy vọng ngoài công việc, vào lúc chỉ có hai người với nhau thổ lộ cho đối phương niềm vui, lo nghĩ của mình, và cả những gì mình nghe thấy, trông thấy và tin cậy giữa đôi bên, cùng hưởng những tin vui mà đối phương có được, chia sẻ những lo lắng của đối phương.
Nam nữ giới tính khác nhau, phương thức và mức độ biểu lộ tình cảm tư tưởng cũng có phần khác nhau.
Phụ nữ cực kỳ coi trọng giá trị của mình trong cuộc sống gia đình và xã hội, cô ta hy vọng có thể trao đổi với chồng được nhiều hơn, hiểu rõ chồng, chia sẻ những lo lắng của chồng, cùng anh ta đồng cam cộng khổ.
Còn đàn ông lại không hẳn như vậy, văn hóa dân tộc truyền thống làm cho người đàn ông từ bé phải học cách khống chế tình cảm của mình, né tránh những lời lẽ hành động mang tình cảm, vì thế làm cho các bà vợ không thể không trách chồng: "Em chưa từng biết là anh vui hay là không vui? Là ngạc
nhiên hay là tức giận? Qua thái độ của anh cảm thấy không bình thường, nhưng anh lại không nói, làm cho em không hiểu được có chuyện gì xảy ra". Trong trường hợp này, người chồng nhốt kín tình cảm của mình trong lòng, chẳng phải là đã đẩy vợ ra khỏi cuộc sống của mình hay sao?