Hình tượng bản thân

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-tai-an-noi-cua-nguoi-dan-ong (Trang 112 - 114)

thuyết..., không chỉ lời nói, tư tưởng của mình cần làm cho người khác có cảm tình, mà cử chỉ, động tác, tư thế cũng cần gây thiện cảm cho người khác. Tiếp khách ở nhà, mình là chủ, cần tỏ ra nhiệt tình hiếu khách, cần chủ động bắt tay, giúp khách cởi ái treo mũ. Sau khi ngồi vào bàn, cần chủ động đưa các thứ như đồ uống, hoa quả ra. Những người như học sinh, cấp dưới và người nhờ vả mình tới chơi, nhất định cần làm cho họ xoá đi sự e dè. Tư thế ngồi của mình không được thường xuyên ra ra vào vào, bỏ khách ngồi một mình trong phòng. Đến nhà người khác chơi, vào phòng cần bỏ mũ, chủ động hỏi thăm sức khoẻ chủ nhà và bề trên của anh ta. Nói năng cần nhẹ nhàng tự nhiên, nhưng không được quá tuỳ tiện, tạo nên cảnh khách cướp ngôi chủ. Khi muốn hút thuốc, trước tiên hãy hỏi chủ nhà xem có được hay không, ăn uống cần hạn chế vừa phải. Không được có những động tác mạnh trong

phòng, đi đứng cần nhẹ nhàng, ngồi xuống đứng lên cần chậm rãi, nếu không sẽ làm cho chủ nhà có cảm giác bất an. Ăn mặc khi gặp gỡ cần gọn gàng sạch sẽ, đẹp, nhưng nhất định phải chú ý tới mức sống của chủ nhà, đừng diện đến mức quá chênh với chủ nhà sẽ rất chối.

Khi phát ngôn trong cuộc họp, trước tiên cần được người chủ trì cuộc họp cho phép. Khi ngồi phát biểu, người cần hơi nghiêng về phía trước, hai tay đặt trên bàn. Trong tay có thể cầm một thứ gì đó đơn giản, như bút chì chẳng hạn. Không được dùng tay nắm lấy micrô. Hai mắt cần nhìn vào những người dự họp. Nói năng không được quá nhanh cần để người khác có cơ hội suy nghĩ, nhưng cũng không được cố ý kéo dài giọng, kéo dài thời gian ngừng nghỉ, như vậy sẽ làm cho người khác có cảm giác mệt mỏi và người nói mang đặc vẻ quan cách. Khi cảm động, có thể đứng lên, nhưng không thể quá

nhiều. Khi phát biểu mà cần phải đi lại (như chỉ bản đồ) thì động tác cần nhẹ nhàng nhanh nhẹn.

Khi diễn thuyết, người cần giữ thẳng, quá nghiêng về phía trước sẽ tạo cho thính giả có cảm giác đè nặng. Hai tay đặt trên bàn, thế hai chân hơi choãi ra. Thế tay chuẩn xác, không thể luôn lăp lại một thế tay. Trước mắt cần có một điểm "nhìn" để tập trung sức chú ý của mình. Khi đọc, không nên vùi đầu đọc từ đầu chí cuối, cần trao đổi ánh mắt với thính giả một cách thích đáng, tạo vẻ trưng cầu ý kiến của thính giả. Tuyệt đối tránh gõ gõ micrô, lại càng không nên có động tác không văn minh như dụi mắt, ngoáy tai, xỉa răng... Sau khi buổi diễn giảng kết thúc, cần cảm ơn thính giả. Khi thính giả vỗ tay, mình

cần gật đầu cảm ơn, không được chỉ chăm chăm thu nhặt tài liệu và rời khỏi bục giảng. Dáng vẻ khi diễn giảng cần hoạt bát phóng khoáng, trước khi lên bục nhất định phải soi gương kiểm tra lại xem quần áo có ngay ngắn không, tránh xuất hiện hình tượng không văn minh, lịch sự.

Một phần của tài liệu sach-vui-sach-tai-an-noi-cua-nguoi-dan-ong (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)