Quan điểm, định hướng đào tạo nhân lực của Ủy ban Dân tộc

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 81 - 85)

6. Kết cấu đề tài

3.1.2 Quan điểm, định hướng đào tạo nhân lực của Ủy ban Dân tộc

3.1.2.1 Quan điểm về đào tạo nhân lực của Ủy ban dân tộc

Thứ nhất, hoạt động đào tạo phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

trong đó đặc biệt quan tâm tính song trùng lãnh đạo của Ủy ban và các cơ quan Ban Dân tộc tại địa phƣơng.

Thứ ba, đào tạo cán bộ công chức là một quá trình phải làm tốt các khâu: Xây dựng và ban hành văn bản; lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo; kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và đội ngũ giảng viên; thanh gia, kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lƣợng hoạt động đào tạo.

Thứ tƣ, đào tạo cán bộ công chức nhằm mục tiêu chính là nâng cao kiến thức. năng lực, kỹ năng giúp cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực thi công vụ cũng nhƣ nâng cao ý thức đạo đức công vụ.

3.1.2.2 Mục tiêu

- Định hƣớng đến năm 2025: Đến năm 2025, số cán bộ, công chức viên chức toàn Ủy ban có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 5%, còn lại về cơ bản có trình độ đại học, cao đẳng. Đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho công chức viên chức toàn Ủy ban khoảng 40% nhân lực.

- Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực và chất lƣợng đội ngũ công chức viên chức Ủy ban vững vàng về chính trị, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban trong việc giúp đỡ ngƣời dân tộc thiểu số.

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:

+ Đạt 100% công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

+ Đạt 95% công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo chƣơng trình quy định.

+ Đạt 70% đến 80% công chức đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.

+ Hàng năm đƣa khoảng 100 lƣợt công chức viên chức đi đào tạo, bồi dƣỡng ở các nƣớc phát triển và đang phát triển theo chƣơng trình đào tạo của ngành và từ ngân sách Nhà nƣớc.

+ Tỷ lệ viên chức đào tạo, bồi dƣỡng theo chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kỹ năng nghề nghiệp đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của cơ

quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

3.1.2.3 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

- Về lý luận chính trị:

+ Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh lãnh đạo, quản lý và các ngạch công chức viên chức;

+ Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; thƣờng xuyên bồi dƣỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên, công chức viên chức theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

- Về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc, chuyên môn nghiệp vụ:

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nƣớc theo chƣơng trình quy định cho công chức viên chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;

+ Bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ và vị trí việc làm theo chế độ bồi dƣỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

+ Bồi dƣỡng văn hóa công sở. - Kiến thức hội nhập

- Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành

- Đào tạo trình độ sau đại học đối với công chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ.

Bảng 3.1. Nhu cầu đào tạo cán bộ Ủy ban dân tộc 2021-2025

(Đơn vị tính: người)

STT

1 Lớp lý luận chính trị

2 Kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm

3 Nhu cầu đào tạo kiến thức bổ trợ

Có thể thấy nhu cầu đào tạo của Ủy ban về cơ bản tăng lên theo từng năm. Để tiếp tục triển giữ vững mục tiêu 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi

dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ trình độ sơ cấp đến trung cấp, đồng

thời đẩy mạnh hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng, đƣợc xác định là nhân tố có tính chất quyết định đến việc thành công trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Ủy ban trong thời gian tới.

3.1.2.4 Nhiệm vụ của các đơn vị liên quan

- Về phía Ủy ban:

+ Ủy ban thƣờng xuyên bám sát nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của các đơn vị, cập nhật các kiến thức mới, cải tiến nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng cho phù hợp với thực tiễn; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ biên soạn chƣơng trình dành cho các ngạch công chức viên chức của ngành.

+ Rà soát, tăng cƣờng chất lƣợng đội ngũ giảng viên, thƣờng xuyên quan tâm bồi dƣỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên. Tranh thủ huy động đội ngũ chuyên gia, giảng viên kiêm viên chức có trình độ học vấn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế.

+ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm của Ủy ban. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ, đặc biệt là ngoại ngữ. - Vụ Tổ chức cán bộ:

+ Tham mƣu xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dƣỡng của ngành để trình Bộ trƣởng (Chủ nhiệm Ủy ban) phê duyệt.

+ Thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm của các Vụ, phòng ban; tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện.

+ Xây dựng các cơ chế khuyến khích công chức viên chức học tập, nâng cao trình độ và các chính sách để hỗ trợ công chức viên chức tham gia

- Vụ Tài chính- Kế toán:

+ Phân bổ kế hoạch kinh phí, xây dựng định mức chỉ tiêu hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức viên chức của Ủy ban trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu, kinh phí.

+ Bố trí kinh phí đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho Ủy ban theo từng giai đoạn, nhằm đáp ứng quy mô và góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng công chức viên chức.

- Các đơn vị trực thuộc:

Phối hợp tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, giảng dạy và biên soạn chƣơng trình, giáo trình bồi dƣỡng nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w