Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 78 - 81)

6. Kết cấu đề tài

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác đào tạo công chức viên chức của Ủy ban Dân tộc còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là:

- Còn tồn tại trƣờng hợp đối tƣợng đào tạo trùng lặp, thiếu chính xác. Khi thực hiện kế hoạch chiêu sinh, một số phòng ban cử công chức viên chức đi đào tạo bồi dƣỡng chƣa đúng đối tƣợng, tiêu chuẩn, bằng cấp và chức danh công chức. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, một số lớp mở ra xuất hiện sự trùng lặp đối tƣợng gây lãng phí thời gian và kinh phí, đồng thời tạo nên tâm lý nhàm chán, thiếu hứng thú học tập của ngƣời học.

- Ủy ban bị động trong công tác lập kế hoạch, kế hoạch cũng chỉ phản ánh đƣợc phần nào nhu cầu đào tạo, chƣa sát yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ công chức viên chức; chƣa quan tâm đào tạo bồi dƣỡng công chức viên chức có trình độ, năng lực cao. Vì vậy, những năm qua mặc dù Ủy ban luôn hoàn thành kế hoạch hằng năm nhƣng thực tế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo và chƣa phát huy đƣợc hết tiềm lực của mình.

- Nội dung đào tạo chƣa thực sự thiết thực vì mang nặng tính lý thuyết, phƣơng pháp giảng dạy chƣa tập trung về rèn luyện kỹ năng cho ngƣời học, phần thảo luận

trong kỹ năng xử lý tình huống cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức khiến ngƣời học khó tập trung và khả năng lĩnh hội kiến thức thấp.

- Ủy ban chƣa có lộ trình, kế hoạch đào tạo định kỳ mà chủ yếu phát sinh nhu cầu theo tình hình thực tế của các phòng ban. Từ các bảng điều tra khảo sát cũng đã chứng minh các khóa đào tạo của Ủy ban thay đổi theo từng năm, theo từng loại đối tƣợng khác nhau, kế hoạch đào tạo chƣa có tính kế thừa.

- Một số phản hồi thiếu tích cực của ngƣời học về công tác tổ chức khóa đào nhƣ việc tuyển sinh, quản lý lớp học, đón tiếp đoàn, lên kế hoạch học tập cho ngƣời học, tổ chức các đợt kiểm tra, thi cử cuối khóa vẫn còn chƣa khoa học, thiếu chuyên nghiệp và thiếu sự công bằng.

- Cơ chế tài chính phục vụ đào tạo công chức viên chức còn nhiều bất cập. Định mức sử dụng kinh phí mang nặng tính bình quân trên một ngƣời học, mà không chú trọng tới tính chất phức tạp của từng đối tƣợng, nội dung đào tạo, bồi dƣỡng khác nhau đòi hỏi chi phí khác nhau. Thông thƣờng, việc tổ chức mở lớp phải áp dụng cùng một lúc nhiều định mức kinh phí. Bản thân từng loại định mức khi phí khi áp dụng cho các loại lớp cũng có nhiều bất cập, dẫn tới tình trạng lớp thừa kinh phí, lớp lại thiếu kinh phí.

2.4.2.2 Nguyên nhân

- Kinh phí đào tạo khá hạn chế và bị phụ thuộc. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch đào tạo đƣợc phê duyệt của Ủy ban, Vụ Kế hoạch- Tài chính phân bổ kinh phí cụ thể cho từng chƣơng trình đào tạo, từ nguồn kinh phí này tính toán phân bổ cho từng hạng mục chi phí đào tạo cho từng lớp. Nguồn kinh phí đào tạo đƣợc Ngân sách nhà nƣớc phân bổ khá hạn chế do kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng còn phải dành cho công tác tập huấn của các ban nghiệp vụ. Trong khi kinh phí đƣợc phân bổ không đơn thuần dùng chi trực tiếp cho hoạt động dạy- học mà số nhiều dùng chi cho thuê hội trƣờng học, lo nơi ăn, nơi nghỉ cho ngƣời học… Điều này cũng xuất phát từ khó khăn, thiếu thốn cơ sở vật chất của Ủy ban, khắc phục đƣợc sẽ giúp tiết kiệm một khoản lớn kinh phí để mở rộng hoạt động đào tạo.

-Do đặc điểm của công chức viên chức ít mà số lƣợng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng đông, ngày các phát sinh nhiều trƣờng hợp khó, đa dạng và phức tạp, có sự khác biệt lớn về kiến thức cơ bản đƣợc đào tạo, tỷ lệ số công chức viên chức học đúng chuyên môn hoặc có chuyên môn gần rất thấp, vẫn còn công chức viên chức chƣa qua đào tạo. Vì vậy, khả năng tiếp cận và lĩnh hội kiến thức của họ khác nhau gây khó khăn cho việc xây dựng nội dung và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo phù hợp với nhận thức của từng nhóm đối tƣợng ngƣời học. Khối lƣợng công việc lớn, áp lực ngày càng cao cũng hạn chế việc công chức viên chức trong Ủy ban tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ.

Nhận thức về công tác đào tạo của các cấp lãnh đạo ở một số khoa phòng chƣa cao, thiếu sự phối hợp trong việc cử công chức viên chức đi đào tạo. Nhiều công chức viên chức tham gia học tập không phải để hƣớng tới việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công việc đƣợc giao mà chủ yếu là để có bằng cấp đủ điều kiện cho việc nâng lƣơng, chuyển ngạch hoặc vì yêu cầu của cơ quan, đơn vị. Do đó, trong quá trình tham gia đào tạo, bồi dƣỡng không thực sự tích cực học tập.

CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI ỦY BAN DÂN TỘC

Dƣới sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc, Ủy ban Dân tộc đã không ngừng lớn mạnh, phát huy và kế thừa truyền thống đoàn kết, sáng tạo, năng động trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. Tuy nhiên, công tác đào tạo công chức viên chức đòi hỏi Ủy ban phải có sự đổi mới mạnh mẽ, hƣớng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức viên chức theo hƣớng “chuyên nghiệp, hiện đại”, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy trong việc việc, hết lòng cải thiện cuộc sống của những ngƣời dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w