Hoàn thiện đánh giá đào tạo nhân lực tại Ủy ban

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 90 - 96)

6. Kết cấu đề tài

3.2.4 Hoàn thiện đánh giá đào tạo nhân lực tại Ủy ban

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, giảng viên sẽ đánh giá về mức độ nắm vững kiến thức đƣợc truyền thụ của ngƣời học: hầu hết công chức viên chức tham gia các khóa đào tạo nắm khá vững kiến thức đƣợc truyền thụ, có rất ít công chức viên chức không đạt kỳ kiểm tra cuối khóa.

Để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và khả năng áp dụng vào công việc của công chức viên chức, bên cạnh câu hỏi trực tiếp, có thể thông qua mức độ sử dụng tài liệu đƣợc cung cấp trong khóa học dùng tra cứu phục vụ công việc để phản ánh tác dụng của khóa đào tạo đối với thực tế làm việc của công chức viên chức. Ngoài ra, Ủy ban nên sử dụng những công cụ sau trong đánh giá hiệu quả đào tạo:

- Bài kiểm tra đầu vào: Nhằm đánh giá những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng (mà khóa học sẽ đào tạo) của cán bộ công chức viên chức trƣớc khi tham gia khóa học. Bài kiểm tra này nên đƣợc biên soạn bởi đơn vị đào tạo và Ủy ban với mục tiêu giúp đo lƣờng đƣợc những thay đổi của kiến thức, kỹ năng trƣớc và sau khi học.

-Phiếu đánh giá: Hiện nay Ủy ban không thực hiện lấy ý kiến đánh giá của ngƣời

học sau khi kết thúc khóa đào tạo, vì vậy rất khó để nắm bắt đƣợc tâm lý ngƣời học cũng nhƣ những thiếu sót trong quá trình triển khai đào tạo. Với đề xuất bảng câu hỏi đánh giá dƣới đây sẽ yêu cầu ngƣời học chấm điểm và cho ý kiến về chƣơng trình học. Qua đó, Ủy ban sẽ biết đƣợc điểm nào cần hoàn thiện cho những khóa đào tạo kế tiếp:

Bảng 3.2 Đề xuất mẫu phiếu đánh giá chương trình đào tạo

Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ công tác chuẩn bị cho các buổi đào tạo sắp tới, bạn vui lòng khoanh tròn câu trả lời theo thang điểm dƣới đây.

Mức độ đánh giá nhƣ sau: 1

Kém

I. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG CHƢƠNG TRÌNH

1. Nội dung chƣơng trình đào tạo hữu ích và đáp ứng đƣợc mong đợi của bạn

2. Nhiều kiến thức mới và phù hợp đƣợc đề cập đến trong khóa học

3. Việc phân bổ thời gian giữa các phần lý thuyết/thực hành/thảo luận là hợp lý

4. Nội dung buổi đào tạo có thể ứng dụng vào công việc của bạn

4. Phần nào của khóa học là hữu ích và tâm đắc nhất đối với bạn? 5. Phần nào của khóa học là không cần thiết đối với bạn?

AI.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢNG VIÊN

1. Phƣơng pháp trình bày của giảng viên rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản và dễ nhớ

2. Giảng viên đƣa ra ví dụ thực tế, hữu ích

3. Giảng viên thay đổi nhiều phƣơng pháp trình bày tránh nhàm chán

4. Giảng viên đƣa ra những giải thích rõ ràng cho các vấn đề thảo luận và các câu hỏi của ngƣời học

5. Nhận xét khác về giảng viên/phƣơng pháp (nếu có) BI. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỚP

1. Phòng học và trang thiết bị tốt 2. Tài liệu đầy đủ, trình bày rõ ràng

3. Đánh giá chung của bạn về tổ chức khóa học 4. Nhận xét khác về tổ chức khóa học và chất lƣợng phục vụ (nếu có) 5. Đánh giá chung của bạn về toàn bộ khóa học

Cấp trên ủng hộ tôi tham gia khóa đào tạo này Nội dung đào tạo có ích cho công việc của tôi Khóa đào tạo này vƣợt ngoài mong đợi của tôi

Tôi hài lòng với khóa đào tạo và mong muốn tham gia các khóa tiếp theo

-Bài kiểm tra cuối khóa: Đây là cách để kiểm tra liệu ngƣời học có nắm bắt đƣợc những kiến thức nhƣ mong muốn của từng khóa đào tạo hay không. Có thể là bài thu hoạch cuối khóa theo tiêu chuẩn chức danh hoặc những câu hỏi trắc nghiệm về nội dung đào tạo. Thông thƣờng giảng viên sẽ là ngƣời tiến hành kiểm tra, ra đề và cho ý kiến phản hồi về bài kiểm tra tại chỗ. Bài kiểm tra này sẽ đƣợc so sánh với bài kiểm tra đầu vào để thấy đƣợc hiệu quả học tập của ngƣời học.

- Nhận xét của giảng viên: Bản ghi chú thông tin của giảng viên về tinh thần,

thái độ tham gia khóa học cũng nhƣ những thành tích nổi bật của ngƣời học, đánh giá về sự hiểu biết cũng nhƣ khả năng ghi nhận thông tin.

Những phƣơng pháp nêu trên phần nào giúp Ủy ban hiểu đƣợc phản ứng của ngƣời học và những kiến thức/kỹ năng mà ngƣời học học đƣợc. Những phƣơng pháp này có thể thực hiện ngay sau khóa đào tạo. Trong khi đó, để đánh giá đƣợc liệu ngƣời học có thật sự áp dụng những điều đã học vào công việc và mang lại kết quả gì cho Ủy ban, ta cần đặt ra một khoảng thời gian để ngƣời học áp dụng sau đó mới đánh giá. Thƣờng thì cán bộ quản lý trực tiếp sẽ đánh giá nhân viên của mình xem mức độ tiến bộ của họ sau đào tạo:

- Quan sát nhân viên tại chỗ: Thông qua việc quan sát những biểu hiện của

nhân viên trong công việc, cán bộ quản lý trực tiếp có thể biết đƣợc những kiến thức và kỹ năng mới có đƣợc áp dụng hay không. Họ có thay

đổi về thái độ, hành vi nhƣ mong muốn trong thực tế công việc hay không? Nếu có thì những thay đổi này mang lại kết quả gì cho Ủy ban: Năng suất lao động hay hiệu suất lao động có tăng lên sau khi đào tạo không?

- Phỏng vấn cấp trên trực tiếp về biểu hiện và kết quả công việc của ngƣời

học sau khi đƣợc đào tạo. Cán bộ chuyên trách về nhân lực có thể phỏng vấn cấp trên trực tiếp của ngƣời đã đƣợc đào tạo để biết đƣợc ngƣời học có những thay đổi gì trong khi thực hiện công việc và đạt đƣợc những kết quả gì sau khi đƣợc đào tạo.

Bảng 3.3 Đề xuất mẫu phiếu đánh giá người học sau khóa đào tạo

STT Câu hỏi

Nhân sự có ứng dụng kiến

1 thức mới trong công việc sau

khi tham gia khóa đào tạo không?

Nhân sự có những cải tiến và

2 sáng tạo trong công việc sau

khi tham gia khóa đào tạo không?

Nhân sự có tự tin hơn với

3 những phần việc đã qua đào

tạo không?

Nhân sự có linh hoạt và phản

4 ứng nhanh hơn với các công

việc phát sinh không?

5 Nhận xét chung của cấp quản

lý/lãnh đạo

-Dựa vào các bảng đánh giá công việc và kết quả công việc hàng tháng của

nhân sự. Bảng đánh giá kết quả công việc hàng tháng thể hiện chất lƣợng làm việc của nhân sự, đặc biệt với những phần việc liên quan đến kiến thức, kỹ năng nhân sự đƣợc học nếu đào tạo có hiệu quả và đƣợc áp dụng thì chất lƣợng sẽ gia tăng.

Hộp 3.1 Mẫu đánh giá tháng của Ủy ban Dân tộc

Căn cứ vào kết quả của các đánh giá trên, ta có thể xác định đầu tƣ cho việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức viên chức mang lại kết quả gì cho Ủy ban.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w