Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại Ủy ban

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 53 - 61)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại Ủy ban

Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cán bộ, công chức theo quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý nhà nƣớc, pháp luật, nghiệp vụ công tác Đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tin học văn phòng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức đúng theo chức trách đảm nhiệm và năng lực thực hiện công vụ. Để xây dựng đƣợc kế hoạch đào tạo cụ thể, Ủy ban tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các 3 bƣớc cơ bản:

Hình 2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo tại Ủy ban dân tộc

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

2.2.2.1 Xác định mục tiêu đào tạo

Đào tạo là một quá trình không thể thiếu cho sự tồn tại phát triển của một tổ chức nói chung, cho cá nhân từng nhân lực trong tổ chức nói riêng. Cũng vì lẽ đó, hàng năm Ủy ban Dân tộc luôn có các lớp tập huấn kỹ năng cho cán bộ, nhân viên của Ủy ban.

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đào tạo, bồi dƣỡng 100% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn có trình độ tốt nghiệp trung học trở lên, có trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến trung cấp và đƣợc đào tạo tin học văn phòng để phục vụ công tác. Phấn đấu đến hết năm 2020, 70-80% cán bộ, công chức tốt nghiệp trung học phổ thông; 80-90% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi

dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ trình độ sơ cấp đến trung cấp.

Quyết định nêu rõ, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức phải đảm bảo yêu cầu sát với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thực thi công vụ của từng đối tƣợng cụ thể; chú trọng đào tạo văn hóa, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc ở lĩnh vực mà công chức đang đảm nhiệm, không đào tạo, bồi dƣỡng tràn lan. Việc đào tạo, bồi dƣỡng phải từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở.

2.2.2.2 Xác định đối tượng đào tạo

Ủy ban căn cứ vào kế hoạch đào tạo ban đầu và dựa vào mục tiêu, nhu cầu của từng khóa học cụ thể để lựa chọn đối tƣợng đào tạo phù hợp. Theo Quyết định về việc ban hành Khung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ và Tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho các nhóm công chức viên chức thì các nhóm đối tƣợng đào tạo của Ủy ban đƣợc xác định nhƣ sau:

- Đào tạo chuyên môn cho nhóm công chức viên chức gồm các cán bộ viên

chức đang đảm nhận công việc tại các phòng ban đã có thời gian làm việc nhƣng chƣa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn.

- Đào tạo nhóm công chức viên chức làm công tác lãnh đạo, quản lý gồm

Trƣớc khi đề án đƣợc phê duyệt, Ủy ban chƣa xác định đƣợc rõ đối tƣợng đào tạo mà chỉ đƣợc lựa chọn sau khi phát sinh nhu cầu thực tiễn về đào tạo. Chẳng hạn, khi xuất hiện các nội dung nghiệp vụ cần bổ sung, cập nhật mới xuất hiện đối tƣợng đào tạo. Do vậy, các đối tƣợng đƣợc triệu tập thƣờng không biết trƣớc kế hoạch dẫn đến bị động trong quá trình dạy và học. Bên cạnh đó, việc triệu tập ngƣời học đƣợc Ủy ban thực hiện bằng cách gửi công văn đi các phòng ban căn cứ vào nội dung tổ chức lớp học để cử công chức viên chức của mình tham gia. Điều này không tránh khỏi việc đối tƣợng đƣợc cử đi không phù hợp hoặc một đối tƣợng đƣợc cử đi cho tất cả các khóa học. Nguyên nhân là do nhận thức chủ quan từ phía phòng ban: luân phiên cử ngƣời chƣa đƣợc đi đào tạo tham gia hoặc cử ngƣời đảm nhiệm ít trách nhiệm đi học…. Việc

xác định rõ đƣợc các nhóm đối tƣợng đào tạo nêu trên sẽ góp phần giải quyết bất cập về việc sai đối tƣợng hay chồng chéo đối tƣợng, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Trong quá trình thực hiện, Ủy ban cần cụ thể hóa các đối tƣợng nhằm tránh nhầm lẫn cho các đơn vị quản lý công chức viên chức.

2.2.2.3 Xây dựng nội dung đào tạo

Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban đã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cho 10 lớp với 2 nhóm đối tƣợng khác nhau với dự kiến 1.270 lƣợt ngƣời tham gia. Số lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng không tăng đều, tăng qua các năm nhƣng tăng vọt trong năm 2020, năm 2020 số lƣợt ngƣời đào tạo đƣợc tăng gần 2 lần so với năm 2019 cho thấy Ủy ban quyết tâm đạt đƣợc mục tiêu 100% cán bộ chuyên trách đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc từ trình độ sơ cấp đến trung cấp.

Bảng 2.7. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ủy ban dân tộc STT 1 2 3 4 5 Tổng cộng (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

Tổ chức 10 lớp đào tạo, bồi dƣỡng cùng nhiều nội dung khác nhau, góp phần nâng cao chất lƣợng công chức viên chức trên nhiều lĩnh vực, nhằm đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các lớp đào tạo của Ủy ban chƣa duy trì đƣợc tính liên tục: chỉ có 01 lớp đào tạo tin học, chƣa có lớp đào tạo, bồi dƣỡng về ngoại ngữ hay

tiếng dân tộc thiểu số.

Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, cập nhật những kiến thức mới về quản lý, điều hành công tác cho công chức viên chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý Ủy ban cũng liên tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận và nghiệp vụ cho nhóm đối tƣợng này. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm cho công chức viên chức làm công tác lãnh đạo, quản lý, góp phần xây dựng thái độ và hành vi làm việc phù hợp với từng vị trí chức danh lãnh đạo. Cụ thể kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.8. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ủy ban dân tộc STT 1 2 3 4 5 Tổng cộng

(Nguồn: Ủy ban Dân tộc)

Giai đoạn 2018-2020 Ủy ban đã tổ chức 3 lớp bồi dƣỡng cho 1.092 lƣợt ngƣời. Về số lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng những năm qua tuy không tăng đều nhƣng có dấu hiệu tăng mạnh trong năm 2020 thể hiện sự đi lên trong công tác đào tạo của Ủy ban. Mặc dù vậy, so với nhu cầu đào tạo đang ngày một gia tăng đặt ra thách thức lớn với Ủy ban trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.

Nhìn ichung, iỦy iban ixây idựng ikế ihoạch iđào itạo ikhá ichủ iquan ido idựa

ihoàn itoàn ivào ithông itin icác iphòng iban icung icấp imà ikhông ithông iqua itiến

ihành iđiều itra ikhảo isát ithực itế. iBên icạnh iđó, icuộc ihọp ivới icác iphòng iban

iliên iquan iđể ithống inhất ikế ihoạch isẽ ilàm ithay iđổi irất inhiều ibản ikế ihoạch idự

ithảo iban iđầu. iNguyên inhân ilà ivì inguồn ikinh iphí iđào itạo icủa iỦy iban ido

dƣỡng nên khá hạn chế. Khả năng cao là kế hoạch sẽ phải thu hẹp, dựa trên kinh phí đƣợc phân bổ, vì thế nội dung chƣơng trình đào tạo bị sàng lọc, hạn chế, chỉ lựa chọn nội dung nào cần thiết nhất để đƣa vào chƣơng trình đào tạo. Ngoài ra, tuy Ủy ban trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện nhƣng phải thông qua Vụ Tổ chức cán bộ. Và để kế hoạch có tính khả thi phải xây dựng dựa trên tiềm lực thực sự của Ủy ban bao gồm các khía cạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên…. Chính vì vậy, kế hoạch của Ủy ban

thƣờng bị động và chƣa phản ánh đƣợc thực tế nhu cầu đào tạo mà chỉ có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đào tạo.

Để đạt đƣợc mục tiêu 100% cán bộ chuyên trách đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị từ trình độ sơ cấp đến trung cấp, bên cạnh việc mở các lớp đào tạo chuyên môn, Ủy ban tập trung xây dựng, bám sát nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cơ bản theo Hƣớng dẫn số 65-HD/BTGTW ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng về thực hiện chƣơng trình Sơ cấp lý luận chính trị. Tài liệu do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành.

Hộp 2.1. Ví dụ nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Với việc giảng dạy nội dung sơ cấp lý luận chính trị theo hƣớng dẫn 65- HD/BTGTW giảng viên đƣợc phỏng vấn cho biết, việc đào tạo theo tài liệu đã đƣa ra là cần thiết, tuy nhiên nội dung bài giảng thƣờng dài, “tham kiến thức” trong khi thời lƣợng đào tạo lại ngắn. Ủy ban cần căn cứ vào mục tiêu của từng khóa học để lựa chọn nội dung trọng yếu, tránh trƣờng hợp dàn trải nội dung và lặp lại nội dung với các chƣơng trình đào tạo trung cấp hoặc cao cấp lý luận chính trị.

Ngoài ra, để công tác đào tạo đạt hiệu quả, Ủy ban cần tăng cƣờng công tác quản lý ngƣời học, thay đổi phƣơng pháp ra đề thi và coi thi chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng cũng nhƣ phân loại đƣợc ngƣời học.

5.14 11.43 36.57 46.86 Chưa phù hợp Ít phù hợp Khá phù hợp Phù hợp

Biểu đồ 2.1. Ý kiến đánh giá của công chức, viên chức Ủy ban về mức độ phù hợp giữa nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị với yêu cầu công việc

(Nguồn: Kết quả khảo sát của CHV)

Theo kết quả điều tra sau đào tạo của lớp đào tạo sơ cấp lý luận chính trị và lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị, phát ra 200 phiếu, thu về 175 phiếu. Trong đó: kết quả trả về cho mức độ chƣa phù hợp, ít phù hợp, khá phù hợp và phù hợp với yêu cầu công việc lần lƣợt là: 5,14%, 11,43%; 46,86% và 36,57% . Chứng tỏ nội dung chƣơng trình đào tạo phù hợp, đáp ứng đƣợc các yêu cầu chung về công việc mà công chức viên chức đang mong muốn. Một lần nữa, khẳng định việc phân nhóm đối tƣợng đào tạo, xây dựng khung chƣơng trình đào tạo cho từng nhóm đã đạt đƣợc hiệu quả tích

cực. Số lƣợng công chức viên chức cho rằng nội dung đào tạo chƣa phù hợp hay ít phù hợp có thể do đƣợc cử đi chƣa đúng đối tƣợng hoặc chƣa thực sự quan tâm đến việc học.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại ủy ban dân tộc (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w