Các trung gian đầu tư

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 68 - 73)

Các trung gian đầu tư là các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Chức năng chủ yếu của các tổ chức là hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế huy động vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình cũng như giúp cho các nhà đầu tư nhỏ có thể đầu tư trực tiếp

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 69

khoản tiền nhàn rỗi vào thị trường vốn. Trên thực tế, các trung gian đầu tư không đồng thời thực hiện tất cả các chức năng này mà thường chuyên môn hoá thực hiện từng chức năng.

3.2.4.1 Ngân hàng đầu tư (Investment bank)

Chức năng chủ yếu của các ngân hàng đầu tư là giúp đỡ các doanh nghiệp, chính phủ huy

động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư còn hỗ trợ cho việc hợp

nhất giữa các công ty hoặc giúp một công ty này mua lại một công ty khác (M&A – Merger and Acquisition).

Các ngân hàng đầu tư hỗ trợ cho việc phát hành chứng khoán thông qua các hoạt động: • Trước tiên là tư vấn cho các công ty nên phát hành cổ phiếu hay trái phiếu để huy

động vốn, nếu phát hành trái phiếu thì nên phát hành với thời hạn bao lâu, lãi suất của trái phiếu ở mức nào?

• Một khi các công ty quyết định xong về loại chứng khoán sẽ phát hành, các ngân hàng đầu tư sẽ đứng ra bảo lãnh đợt phát hành chứng khoán (underwrite the securities), tức là cam kết sẽ mua các chứng khoán với một mức giá xác định, rồi sau đó đem bán ra thị trường thứ cấp.

Các ngân hàng đầu tư ra đời ở Mỹ, khi các ngân hàng thương mại của Mỹ bị cấm không được tham gia bảo lãnh phát hành chứng khoán. Các ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Mỹ hiện nay là Goldman, Sachs & Co., Morgan Stanley, Merrill Lynch, Salomon Brothers… Các ngân hàng này không chỉ nổi tiếng ở Mỹ mà còn là những ngân hàng đầu tư hàng đầu trên thế giới. Ở Đức, các ngân hàng đa năng (universal banks) được thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại lẫn ngân hàng đầu tư. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại cũng không được phép trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán nhưng được phép thành lập các công ty chứng khoán (securities company) hoạt động độc lập để thực hiện các hoạt động như các ngân hàng đầu tư.

3.2.4.2 Các công ty đầu tư mo him (Venture Capital Firms)

Nếu như các ngân hàng đầu tư hỗ trợ cho các công ty lớn huy động vốn thì các công ty đầu tư mạo hiểm (còn được gọi là các quỹ đầu tư mạo hiểm) chuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thành lập (startup firms). Các doanh nghiệp này không chỉ thiếu về vốn mà cả kinh nghiệm quản lý. Vì vậy các công ty đầu tư mạo hiểm không chỉ giúp họ huy động vốn mà còn cung cấp các dịch vụ tư vấn. Các công ty đầu tư mạo hiểm sẽ rót vốn của mình vào doanh nghiệp và giúp đỡ ban giám đốc điều hành công ty phát triển đến một mức độ nhất định, có thể phát hành cổ phần trực tiếp ra thị trường. Khi đó công ty đầu tư mạo hiểm sẽ bán số cổ phần mà mình nắm giữ ra công chúng rồi chuyển sang một dự án đầu tư mạo hiểm khác.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 70 Hộp 3.2. Công ty đầu tư mạo hiểm và ngành công nghệ cao

Trong suốt nửa cuối của thế kỷ 20, các công ty đầu tư mạo hiểm đã nuôi dưỡng ngành công nghệ cao tại Mỹ. Các công ty đầu tư mạo hiểm đứng đằng sau nhiều công ty công nghệ cao thành công trong suốt những năm 1980, 1990, bao gồm Apple Computer, Cisco Systems, Genetech, Microsoft, Netscape và Sun Microsystems.

Từ cuối những năm 1990, các công ty đầu tư mạo hiểm đã trải qua giai đoạn tăng trưởng bùng nổ. Tổng số vốn đầu tư tăng từ 5,6 triệu đô la năm 1995 tới 103 triệu đô la năm 2000, tập trung vào các công ty Internet “dot-com”. Dòng đầu tư này đã dẫn tới thua lỗ nặng nề của các nhà đầu tư mạo hiểm do nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên, có tương đối ít những dự án đáng được đầu tư. Khi quá nhiều tiền theo đuổi quá ít cơ hội, các công ty đáng ra bị từ chối lại giành được tiền đầu tư. Thứ hai, việc số vốn đầu tư mạo hiểm tăng mạnh và có vẻ thừa thãi làm việc quản lý vốn đầu tư trở nên không chặt chẽ. Thứ ba, các nhà đầu tư quá mê đắm các công ty dot-com làm quá nhiều tiền đầu tư đổ vào ngành này bất chấp nhiều công ty không có những kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Hãy lấy ví dụ trường hợp công ty Webvan, một công ty bán rau quả qua Internet, đã nhận được hơn 1 tỷ đô la vốn đầu tư mạo hiểm. Mặc dù công ty này được tư vấn, hỗ trợ bởi một nhóm những nhà đầu tư có kinh nghiệm nhất, bao gồm Goldman Sachs, Sequoia Capital, kế hoạch kinh doanh của nó thể hiện nhiều khiếm khuyết căn bản. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, Webvan đã dành hơn 1 tỷ đô la để xây dựng những nhà kho tự động và những thiết bị đắt tiền. Chi phí trụ sở quá nhiều làm công ty không thể hoàn thành công việc bán hàng của mình. Nếu các nhà đầu tư mạo hiểm quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động của Webvan, họ đã có thể không thông qua kế hoạch của Webvan kiên quan đến việc xây dựng cơ sở vật chất lớn đến mức phải có tới 4000 đơn đặt hàng mỗi ngày công ty mới có thể không bị lỗ. Không lạ gì, sau đó Webvan đã tuyên bố phá sản vào tháng 7 năm 2001.

Nguồn: Minskin, 2012

3.2.4.3 Các quđầu tư tương h (Mutual funds)

Các quỹđầu tư tương hỗ là các trung gian tài chính thực hiện việc huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua phát hành các chứng chỉ góp vốn đầu tưđểđầu tư vào chứng khoán nhằm tận dụng những lợi thế về vốn lớn và kinh doanh chuyên nghiệp. Nhờ vào ưu thế vốn đầu tư lớn, các quỹ đầu tư tương hỗ có thể giảm thiểu chi phí giao dịch bằng cách mua bán chứng khoán với số lượng lớn và hạn chế rủi ro bằng cách đa dạng hoá danh mục các chứng khoán nắm giữ. Không chỉ vậy, ưu thế vượt trội của các quỹ đầu tư so với các nhà đầu tư riêng lẻ còn thể hiện ở chỗ chúng được đặt dưới sự quản lý của các chuyên gia về kinh doanh chứng khoán.

Bên cạnh các quỹ đầu tư tương hỗ đầu tư vào cả cổ phiếu và trái phiếu, còn xuất hiện các quỹ chuyên đầu tư vào từng loại chứng khoán, ví dụ các quỹ chuyên đầu tư vào các cổ phiếu thường hoặc các quỹ chuyên đầu tư vào các chứng khoán nợ. Các quỹ đầu tư vào cổ phiếu

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 71

thường còn được chuyên môn hoá hơn nữa, chẳng hạn chỉ nắm giữ các chứng khoán nước ngoài hoặc chứng khoán của một ngành kinh tế nào đó ví dụ ngành năng lượng hoặc công nghệ cao. Các quỹ đầu tư vào chứng khoán nợ cũng được chuyên môn hoá vào trái phiếu công ty hoặc trái phiếu chính phủ, vào chứng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn.

Các quỹ đầu tư tương hỗ được tổ chức theo hai hình thức: các quỹ đầu tư mở (open-end fund) và các quỹ đầu tư đóng (closed-end fund).

• Các quỹ đầu tư mở (open-end fund) liên tục phát hành thêm chứng chỉ đầu tư mới khi có người muốn đầu tư vào quỹ hoặc hoàn lại vốn cho các chứng chỉ cũ theo giá trị tài sản ròng của chúng (NAV – Net asset value). Giá trị tài sản ròng của mỗi chứng chỉ đầu tư của quỹ đầu tư mở bằng tổng giá trị thị trường của các chứng khoán mà quỹ đó nắm giữ chia cho tổng số chứng chỉ đã phát hành của quỹ.

• Các quỹ đầu tư đóng chỉ huy động vốn một lần từ các nhà đầu tư trong lần phát hành chứng chỉ đầu tư ra công chúng lúc thành lập. Quỹ đầu tư đóng không phát hành thêm chứng chỉ đầu tư để huy động thêm vốn và cũng không chấp nhận hoàn vốn cho các chứng chỉ này. Các chứng chỉ đầu tư của quỹ đầu tư đóng được mua bán trên thị trường như các cổ phiếu thường. Khác với chứng chỉ đầu tư của quỹ đầu tư mở, giá của các chứng chỉ của quỹ đầu tư đóng có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tài sản ròng của chúng, tuỳ thuộc vào các yếu tố như tính lỏng của các chứng chỉ này và trình độ quản lý quỹ.

Trên thế giới, loại hình quỹ đầu tư mở phổ biến hơn so với quỹ đầu tư đóng do cổ phần của quỹ đầu tư mở có tính lỏng cao hơn. Quỹ đầu tư tương hỗ thường đặt dưới sự quản lý của các công ty đầu tư chuyên nghiệp hoặc các tổ chức tài chính khác. Các công ty này thu phí quản lý quỹ xấp xỉ 0,5% giá trị tài sản của quỹ mỗi năm.

3.2.4.4 Các quđầu tư tương h th trường tin t (Money market mutual funds)

Các quỹ đầu tư này hoạt động tương tự như các quỹ đầu tư tương hỗ trên thị trường vốn. Điểm khác biệt là đối tượng đầu tư của các quỹ này là các công cụ tài chính có chất lượng cao trên thị trường tiền tệ như: Tín phiếu kho bạc, thương phiếu và các chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng. Do các chứng khoán mà quỹ đầu tư nắm giữ thường có thời hạn ít hơn 6 tháng và những biến động về giá trị thị trường của các chứng khoán này khá nhỏ nên các quỹ đầu tư này cho phép các chứng chỉ đầu tư được hoàn vốn với giá cố định. Lợi nhuận từ những thay đổi về giá trị thị trường của các chứng khoán được trả cho người đầu tư dưới dạng lãi suất. Do các chứng chỉ đầu tư được hoàn vốn với mức giá cố định nên các quỹ này cho phép các nhà đầu tư được ký phát séc với số tiền phải cao hơn mức tối thiểu do quỹ quy định (ở Mỹ mức tối thiểu đó thường là 500 USD) để thanh toán từ tài khoản của quỹ đầu tư mở tại một ngân hàng thương mại. Với đặc tính này, các chứng chỉ quỹ đầu tư tương hỗ thị trường tiền tệ có chức năng như là tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhưng lại được hưởng mức lãi suất cao hơn.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 72

3.2.4.5 Các công ty qun lý tài sn (Asset Management Firms)

Các công ty này còn được gọi là các công ty quản lý đầu tư (investment management firms). Hoạt động chủ yếu của các công ty này là quản lý các quỹ tiền tệ tập trung như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí hoặc tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp hay chính phủ.

Hộp 3.3. Cấu trúc ngành ngân hàng Việt Nam

Đối với một quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì hệ thống các tổ chức tài chính trung gian của Việt Nam là lớn với tổng tài sản lên đến 200% GDP vào năm 2011. Khu vực ngân hàng chi phối hệ thống với tổng tài sản tương đương 183% GDP (bao gồm cả ngân hàng chính sách) và 92% tài sản của định chế tài chính. Hệ thống ngân hàng có quy mô lớn so với chuẩn quốc tế xét theo tiền gửi hoặc tín dụng.

Trong khi quy mô của các ngân hàng lớn thì quy mô của các tổ chức tài chính khác vẫn còn nhỏ. Các tổ chức tài chính ngoài ngân hàng (bao gồm cả quỹ tín dụng nhân dân) chỉ chiếm 17% GDP và 8% tổng tài sản của các tổ chức tài chính. Các công ty tài chính là nhóm lớn nhất trong khối các tổ chức tài chính ngoài ngân hàng với quy mô tương đương 6% GDP và 3% tổng tài sản của các tổ chức tài chính. Các công ty bảo hiểm chiếm 4% GDP trong khi đó các quỹ tương hỗ chỉ chiếm dưới 1% GDP, các quỹ hưu trí tư nhân là không đáng kể. Quỹ bảo hiểm xã hội là nhà đầu tư thể chế duy nhất có quy mô đáng kể, chịu trách nhiệm quản lý quỹ dự trữ lương hưu tương đương 6,5% GDP.

Cấu trúc hệ thống tài chính trung gian Việt Nam

Số lượng tổ chức

Tỷ lệ tổng tài sản

Tỷ lệ GDP

Các ngân hàng thương mại 97 85,9% 170,9%

- Tư nhân 92 51,3% 102,1%

- Sở hữu nhà nước 5 34,6% 68,8%

Ngân hàng phát triển 2 6,3% 12,5%

Ngân hàng hợp tác 2 0,8% 1,7%

Công ty tài chính các loại 30 3,3% 6,6%

Công ty môi giới kinh doanh chứng khoán 102 1,5%% 2,9%%

Bảo hiểm (cả tái bảo hiểm) 44 2% 4%

Quỹ đầu tư 23 0,2% 0,4%

Tổng 100% 100%

Mức độ tham gia của nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng lớn, theo cả hình thức liên kết sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Cuối năm 2011, 5 ngân hàng thương mại nhà nước chiếm gần 40% tài sản và 48% tiền gửi khách hàng của khu vực ngân hàng. Đây cũng là những ngân hàng lớn nhất toàn ngành. Tổng mức tham gia của nhà nước vào hệ thống ngân hàng thương mại còn lớn hơn nếu tính cả phần vốn góp của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước vào một số ngân hàng cổ phần trong số 34 ngân hàng cổ phần. Tỷ trọng của khối ngân hàng nước ngoài trong tổng tài sản của khu vực ngân hàng thương mại còn nhỏ

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 73

và ổn định dưới mức 10%.

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2014, Báo cáo đánh giá khu vực tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 68 - 73)