Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 66 - 68)

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là những trung gian tài chính thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Do số tiền và thời gian phải thanh toán có thể dự đoán được khá chính xác nên các trung gian tài chính này có xu hướng đầu tư số vốn thu nhận được vào các tài sản có tính lỏng thấp, đặc biệt là các chứng khoán dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản vay trả góp mua bất động sản.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 67

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm các công ty bảo hiểm (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản và tai nạn) và các quỹ trợ cấp hưu trí.

3.2.3.1 Các công ty bo him (Insurances Companies)

Công ty bảo hiểm có chức năng chủ yếu là cung cấp phương tiện để bảo vệ các hộ gia đình hoặc các hãng kinh doanh trước những tổn thất về tài chính do những rủi ro nhất định gây ra thông qua việc cung cấp các hợp đồng bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người mua một khoản tiền nhất định trong trường hợp xảy ra rủi ro.

Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm các tai nạn, mất trộm, cháy (bảo hiểm tài sản và tai nạn), ốm đau, mất khả năng làm việc (bảo hiểm sức khoẻ và thương tật), chết (bảo hiểm nhân thọ).

Các công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm (premiums) để thành lập nên quỹ bảo hiểm phục vụ cho mục đích bồi thường. Do hầu hết các khoản phí bảo hiểm đều được thu hết trước khi bồi thường nên công ty bảo hiểm có một khoảng thời gian từ dưới 1 năm cho tới hàng chục năm để sử dụng quỹ bảo hiểm. Tiền trong quỹ bảo hiểm khi chưa dùng để bồi thường sẽ được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính khác như góp vốn liên doanh, thành lập công ty chứng khoán, cung cấp các khoản tín dụng trực tiếp...

3.2.3.2 Các qu tr cp hưu trí (Pension and retirement funds)

Các quỹ trợ cấp hưu trí được thành lập với mục đích giúp cho người lao động khi về hưu có được những khoản thu nhập ổn định thông qua cung cấp các chương trình lương hưu (pension plans).

Các chương trình lương hưu này quy định những khoản đóng góp định kỳ của những người tham gia vào chương trình trong thời gian những người này còn đang làm việc để khi về hưu họ sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (hay lương hưu) được trả một lần khi về hưu hoặc trả định kỳ đều đặn cho đến khi chết.

Các chương trình lương hưu không chỉ được đóng góp bởi những người lao động mà cả các chủ thuê lao động và thậm chí cả chính phủ.

Các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng để đầu tư nhằm đạt được mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho khoản vốn. Do số tiền mà các quỹ phải chi trả hàng năm có thể dự đoán với độ chính xác cao nên quỹ thường đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình vào các công cụ đầu tư dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay mua trả góp bất động sản… Ngoài ra, các quỹ này còn đầu tư vào các tài sản tài chính có độ rủi ro thấp như tiền gửi ngân hàng, các loại kỳ phiếu do ngân hàng phát hành. Như vậy hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường xuyên ổn định cho những người về hưu mà còn góp phần lưu chuyển vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 68

• Loại căn cứ vào mức độ đóng góp (a defined-contribution plan): là chương trình lương hưu trong đó số tiền nhận được của những người tham gia phụ thuộc vào số tiền đã đóng góp và khoản tiền lời từ việc đầu tư các khoản đóng góp đó.

• Loại căn cứ vào mức độ trợ cấp (a defined-benefit plan): là chương trình lương hưu trong đó số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp mà vào thời gian làm việc và mức lương của người đó. Loại chương trình này có hạn chế là có thể xảy ra trường hợp số tiền mà người tham gia đóng góp không đủ để trả cho số tiền mà họ sẽ nhận được sau khi về hưu.

Ngoài ra, các chương trình lương hưu còn quy định thời gian tối thiểu phải tham gia đóng góp hoặc số năm tối thiểu phải làm việc tại một công ty để được nhận lương hưu từ quỹ trợ cấp hưu trí của công ty đó.

Sự phát triển của các quỹ trợ cấp hưu trí nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi về thuế. Ví dụ: các khoản đóng góp vào chương trình lương hưu của cả người lao động và chủ thuê lao động đều được miễn trừ thuế thu nhập. Ở nhiều nước như Đức, Nhật, Mỹ, chính phủ còn cam kết tài trợ để số tiền lương hưu tối thiểu lên tới một mức nhất định.

Các quỹ trợ cấp hưu trí hoạt động dưới hai hình thức sau:

Các chương trình trợ cấp hưu trí tư nhân (Private Pension Plans): Các chương trình này do các công ty thành lập nhằm mục đích hỗ trợ cho những người lao động trong công ty. Các chương trình này sẽ do một ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm điều hành bao gồm các hoạt động thu tiền đóng góp, chi trả lương hưu và thực hiện việc đầu tư bằng nguồn vốn quỹ. Các chương trình này cũng có thể được uỷ thác cho ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý.

Các chương trình trợ cấp hưu trí công cộng (Public Pension Plans): Các chương trình này còn có tên gọi khác là Bảo hiểm xã hội (Social Security). Hầu hết tất cả những người lao động và chủ thuê lao động bị bắt buộc phải tham gia chương trình này. Phần đóng góp được xác định trên cơ sở mức lương của người lao động. Người lao động và chủ thuê lao động sẽ chia nhau đóng góp. Bảo hiểm xã hội không chỉ chi trả lương hưu mà cả chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp mất sức lao động. Do những khoản chi trả bảo hiểm không hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đóng góp trước đây của người hưởng lợi cũng như do tỷ lệ người già tăng nhanh trong xã hội nên các chương trình trợ cấp công đang phải đối mặt với nguy cơ hụt tiền để chi trả. Thực tế này đòi hỏi nhiều nước phải cải cách các chương trình bảo hiểm xã hội theo hướng tư nhân hóa hoặc đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro hơn nhung sinh lời cao hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)