Chức năng của tài chính

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 28 - 31)

1.5.3.1 Chc năng phân phi

Phân phối của tài chính là khâu nối liền giữa các hoạt động sản xuất với nhau, nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng.

Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờđó, các nguồn tài lực đại diện cho các bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quĩ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho các mục đích khác nhau, đảm bảo cho những nhu cầu, lợi ích khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.

- Đối tượng của phân phối tài chính

o Của cải xã hội mới được sáng tạo ra trong kỳ đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) o Của cải xã hội được chuyển từ nước ngoài vào trong nước và bộ phận của cải xã hội

được chuyển từ trong nước ra nước ngoài

o Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán - Chủ thể phân phối tài chính

o Chủ thể có quyền sở hữu nguồn tài chính o Chủ thể có quyền sử dụng nguồn tài chính o Chủ thể có quyền lực chính trị

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 29

Kết quả của quá trình phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội với cá mục đính nhất định. Về cơ bản, các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có thể chia thành 5 nhóm chính sau:

- Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Đây là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh.

- Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian. Các quỹ tiền tệ được hình thành nhằm giúp cho việc nâng cao hiệu quả cho các hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế. - Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất và quan

trọng nhất của nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nước sử dụng một cách tập trung để duy trì hoạt động bộ máy nhà nước và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. - Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư. Các quỹ tiền tệ này được hình thành nhằm đáp ứng các

nhu cầu tiêu dùng và tích lũy của các cá nhân và hộ gia đình. - Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị, xã hội.

Quá trình phân phối trong tài chính không chỉ diễn ra giữa các chủ thể kinh tế mà còn diễn ra trong nội bộ chủ thể kinh tếđó, liên quan đến việc phân chia quỹ tiền tệ của chủ thể kinh tế cho các mục đích sử dụng khác nhau của mình. Việc hình thành các quỹ tiền tệ cho các mục đích nhất định của chủ thể kinh tế cũng không chỉ bắt nguồn từ quỹ tiền tệ mà chủ thể kinh tế sở hữu mà còn bao gồm cả các nguồn tài chính từ bên ngoài mà chủ thể có thể huy động được để phục vụ cho các mục đích của mình. Ví dụ: để hình thành một quỹ tiền tệ nhằm tài trợ cho một hoạt động đầu tư của mình, doanh nghiệp không chỉ lấy từ quỹ tiền tệ mà mình sở hữu mà còn từ các hình thức huy động bên ngoài dưới dạng vay mượn hoặc kêu gọi góp vốn.

- Đặc điểm của phân phối

o Phân phối tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị

o Luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ nhất định

o Phân phối tài chính diễn ra một cách thường xuyên liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại

o Phân phối lần đầu: diễn ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm phân chia giá trị của hàng hoá tạo ra cho các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đó. o Phân phối lại: là quá trình phân phối tiếp tục các quỹ tiền tệ hình thành từ quá trình

phân phối lần đầu nhằm phục vụ các mục đích của các chủ thể kinh tế. So với phân phối lần đầu, hoạt động phân phối lại trong tài chính phát triển đa dạng và phức tạp hơn nhiều do tính chất đa dạng và phức tạp của nhu cầu các chủ thể kinh tế. Phạm vi của phân phối lại cũng rộng hơn so với phân phối lần đầu, bao gồm cả lĩnh vực phi sản xuất vật chất và dịch vụ.

- Phương pháp phân phối

Có 4 phương pháp phân phối trong tài chính và tương ứng với nó là 4 loại quan hệ tài chính sau:

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 30

o Quan hệ tài chính hoàn trả: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ quay trở lại sau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ quan hệ tín dụng.

o Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện và không tương đương: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác và sẽ chỉ quay trở lại chủ thể kinh tế cũ khi xảy ra một sự kiện nhất định. Luồng tiền tệ quay trở lại thường lớn hơn luồng tiền tệ lúc đầu. Ví dụ quan hệ bảo hiểm.

o Quan hệ tài chính không hoàn trả: trong quan hệ tài chính này, luồng tiền tệ được di chuyển từ chủ thể kinh tế này đến chủ thể kinh tế khác mà không có sự quay ngược trở lại. Ví dụ quan hệ ngân sách nhà nước, cụ thể là quan hệ thu nộp thuế, trợ cấp, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ công cộng miễn phí (như dịch vụ an ninh, chiếu sáng đô thị…) hoặc cung cấp các dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng góp một phần (như giáo dục, y tế…).

o Quan hệ tài chính nội bộ: bao gồm các quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ mỗi chủ thể kinh tế, nhằm phục vụ cho các mục tiêu mà chủ thể đó theo đuổi. Ví dụ quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp gồm các quan hệ phân phối lợi nhuận cho mục tiêu phát triển kinh doanh, cho khen thưởng người lao động và trả lãi cho người góp vốn; phân phối vốn cho các nhu cầu mua sắm từng loại tài sản để đảm bảo cơ cấu vốn đầu tư hợp lý… Quan hệ tài chính nội bộ của Nhà nước gồm có phân phối nguồn tài chính giữa các cấp chính quyền Trung ương và địa phương, cho các ngành kinh tế quốc dân, trích lập các quỹ. Quan hệ tài chính nội bộ gia đình quan trọng nhất là phân phối cho mục đích tích lũy và tiêu dùng theo tỉ lệ như thế nào cho hợp lý và thứ tự ưu tiên mua sắm.

1.5.3.2 Chc năng giám đốc

Chức năng giám đốc của tài chính bắt nguồn từ sự cần thiết khách quan phải theo dõi, kiểm soát các hoạt động phân phối trong tài chính để đảm bảo cho các hoạt động tài chính phục vụ tốt các mục tiêu đề ra của các chủ thể kinh tế.

Chức năng giám đốc tài chính là chức năng mà nhờđó việc kiểm tra giám sát bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các luồng giá trịđể tạo lập các quỹ tiền tệ

hay sử dụng chúng theo các mục tiêu đã định.

- Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, thông qua các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.

- Chủ thể của giám đốc tài chính là các chủ thể phân phối

- Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện những tồn tại của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính nhằm đạt tới các mục tiêu đã định.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 31

o Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền. Giám đốc tài chính được thực hiện đối với quá trình tạo lập và sử dụng các quĩ tiền tệ, nhưng không phải với tất cả các chức năng của tiền tệ mà chủ yếu với chức năng tiền là phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ của tiền tệ.

o Giám đốc tài chính là giám đốc toàn diện, thường xuyên, liên tục và phổ biến. Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn tiền tệ là tiền đề trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Không có chủ thể kinh tế nào có thể tồn tại nếu không có nguồn tài chính đảm bảo. Ở đâu có sự vận động của các nguồn tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính. Như vậy giám đốc tài chính có phạm vi hết sức rộng lớn và phổ biến. Mặt khác, sự vận động của các nguồn tài chính thông qua các hoạt động thu chi bằng tiền là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục để phục vụ cho các hoạt động kinh tế- xã hội. Vì vậy giám đốc tài chính được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Về mặt phương pháp, giám đốc tài chính được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, mà các chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của một đơn vị cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện. Chính nhờ vào đặc điểm kể trên mà giám đốc tài chính là loại giám đốc rất có hiệu quả và có tác dụng rất kịp thời.

Trong cuộc sống thực tiễn, công tác giám đốc – kiểm tra tài chính được tiến hành rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của tài chính, thông qua tất cả các khâu của hệ thống tài chính.

Là những thuộc tính khách quan vốn có bên trong của phạm trù tài chính, chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau. Chính sự hiện diện của chức năng phân phối đã đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn, hợp lý hơn theo mục tiêu đã định. Trong thực tiễn, công tác giám đốc – kiểm tra tài chính có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng có thể diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hoạt động phân phối, mà có thể đi trước hành động phân phối, hoặc có thể được thực hiện sau khi hành động phân phối đã kết thúc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 28 - 31)