Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 42 - 44)

Thị trường thứ cấp hoạt động dưới hai hình thức: thị trường tập trung và thị trường phi tập trung.

2.2.3.1 Th trường tp trung (Exchanges)

Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định.

Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở giao dịch chứng khoán như Sở giao dịch chứng khoán New York, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Sở giao dịch chứng khoán London, Sở giao dịch chứng khoán Paris...

Sở giao dịch được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần. Sở giao dịch cung cấp cho những người mua bán chứng khoán các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: dịch vụ thanh toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng, hệ thống bảng giá điện tử để yết giá chứng khoán, hệ thống ghép lệnh mua và bán chứng khoán v.v....

Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch bắt buộc phải thông qua các trung gian

môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán (brokers). Các nhà môi giới muốn hoạt động tại Sở giao dịch phải làm thủ tục đăng ký để có chỗ trong Sở.

Những người mua và bán chứng khoán sẽ thông qua những nhà môi giới để đưa ra các lệnh mua và bán chứng khoán. Các nhà môi giới sau khi nhận lệnh sẽ đến gặp nhau tại một nơi ở trung tâm của Sở giao dịch gọi là Sàn giao dịch đến tiến hành đàm phán. Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ máy tính, nhiều Sở giao dịch đã thay việc đàm phán trực tiếp bằng một hệ thống ghép lệnh tựđộng, tuy vậy hình thức đàm phán trực tiếp vẫn được duy trì tại nhiều Sở giao dịch nổi tiếng trên thế giới.

Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bán tại Sở giao dịch, mà chỉ những

chứng khoán đã được đăng ký yết giá. Để chứng khoán do một công ty phát hành được đăng ký yết giá, công ty đó phải thoả mãn các điều kiện cần thiết về qui mô vốn, về số lượng chứng

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 43

khoán đã phát hành, về hiệu quả kinh doanh trong thời gian gần đây v.v.... Sau khi được Sở giao dịch chấp nhận, chứng khoán được đăng ký vào danh bạ của Sở giao dịch chứng khoán và thường xuyên được niêm yết giá trên Sở giao dịch.

2.2.3.2 Th trường phi tp trung (OTC markets or Off-exchange markets)

Thị trường phi tập trung là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định.

Trên thế giới, thị trường phi tập trung được tổ chức dưới hình thức một thị trường giao dịch “qua quầy” - OTC Market (Over-the-counter Market). Đó là hình thức giao dịch mà những nhà buôn chứng khoán (dealer) tại các địa điểm khác nhau công bố một danh mục chứng khoán với giá mua và bán được yết sẵn, và họ sẽ sẵn sàng mua hoặc bán chứng khoán thẳng cho những ai chấp nhận giá của họ. Như vậy khác với trong Sở giao dịch, nơi mà giá cả chứng khoán được hình thành trên cơ sở đàm phán hoặc ghép lệnh, thì ở thị trường OTC giá cả là yết sẵn và việc mua bán sẽ chỉ xảy ra nếu tuân theo những mức giá này. Do hoạt động mua bán chứng khoán tại thị trường OTC đều được thực hiện qua mạng máy tính nên các nhà buôn chứng khoán cũng như khách hàng có điều kiện biết rõ các mức giá mà các nhà buôn chứng khoán khác chào bán, vì vậy tính chất cạnh tranh của thị trường này rất cao, chẳng kém gì Sở giao dịch.

Như vậy thị trường O.T.C không phải là một thị trường hiện hữu, nó không có địa điểm tập trung nhất định mà thay vào đó là một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại mà các bên tham gia thị trường sử dụng để thương lượng việc mua bán chứng khoán.

Do hình thức tổ chức như vậy nên các chứng khoán mua bán tại thị trường OTC rất đông đảo và đa dạng, nó bao gồm chứng khoán của cả những công ty chưa đủ điều kiện yết giá tại Sở giao dịch lẫn những công ty chưa muốn yết giá tại Sở giao dịch. Theo các số liệu thống kê thì ở các nước phát triển giá trị các chứng khoán được mua bán qua thị trường O.T.C lớn hơn rất nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch.

Ngoài hai hình thức giao dịch mua bán chứng khoán đã nêu trên: giao dịch tại Sở giao dịch và giao dịch tại thị trường OTC, trên thị trường tài chính thực tế còn tồn tại một bộ phận các giao dịch mua bán trực tiếp giữa những người sở hữu chứng khoán. Thị trường các giao dịch chứng khoán này có thể gọi là thị trường tự do hay thị trường chợ đen. Các thị trường này xuất hiện đầu tiên trong lịch sử phát triển của thị trường tài chính, khi mà những người nắm giữ chứng khoán có nhu cầu bán lại những chứng khoán của mình. Ngay cả ngày nay, mặc dù đã xuất hiện những thị trường tiên tiến hơn như Sở giao dịch hay thị trường OTC, loại thị trường tự do này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên quy mô của chúng không lớn lắm, độ rủi ro lại cao, và chỉ có ý nghĩa tại các nước mới hình thành thị trường tài chính.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 44 Hộp 2.1. So sánh kênh tài chính trực tiếp và gián tiếp

Hoạt động của các tổ chức tài chính khác nhau giữa các quốc gia nhưng có một thực tế chung về chúng mà các quốc gia đều có. Các nghiên cứu ở các nước phát triển gồm Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Ý, Đức và Pháp đã chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, họ thường xem xét các kênh tài chính gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian trước kênh tài chính trực tiếp thông qua thị trường tài chính. Thậm chí tại Mỹ và Canada, đều là những nước có thị trường tài chính rất phát triển, các khoản vay từ các trung gian tài chính quan trọng hơn nhiều các khoản huy động từ các thị trường tài chính. Với những nước có thị trường tài chính ít phát triển hơn như Nhật Bản, Đức, nguồn vốn từ các tổ chức tài chính trung gian cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn từ các thị trường tài chính.

Mặc dù ở nhiều nước, kênh vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian vẫn đang chiếm ưu thế so với thị trường tài chính, vị trí của thị trường trái phiếu so với thị trường cổ phiếu khác nhau theo quốc gia. Ở Mỹ, thị trường trái phiếu quan trọng hơn nhiều đối với các công ty: trung bình, lượng vốn mới huy động từ trái phiếu gấp mười lần so với lượng vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu. Ngược lại, các quốc gia như Pháp, Ý, thị trường cổ phiếu đóng góp nguồn vốn nhiều hơn cho doanh nghiệp so với thị trường trái phiếu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được đưa vào hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000, như vậy có lịch sử phát triển khá ngắn so với ngành ngân hàng. Cho tới năm 2011, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh dẫn vốn chủ yếu cho các tổ chức, doanh nghiệp, với tổng tài sản gần 183% GDP. Tổng tài sản của kênh dẫn vốn gián tiếp, các tổ chức tài chính trung gian là 200% GDP. Tuy vậy, kênh dẫn vốn trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu năm 2011 tương đương khoảng 20% GDP, của thị trường trái phiếu khoảng 15% GDP với trái phiếu chính phủ chiếm đa số. Như vậy tổng giá trị vốn hóa trên cả hai thị trường khoảng 25% GDP.

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2014; Minskin, 2012

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)