1.6.1.1 Khái niệm
Trong nền kinh tế, các quan hệ tài chính xuất hiện rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên chúng không hề tồn tại và hoạt động tách biệt nhau, giữa chúng luôn có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau theo những nguyên tắc, quy luật nhất định, hình thành nên một hệ thống thống nhất là hệ thống tài chính.
Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân nhưng thông nhất với nhau về bản chất, chức năng và có liên hệ
hữu cơ với nhau về sự hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệở các chủ thể kinh tế- xã hội hoạt
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 32
Trong hệ thống tài chính, những nhóm quan hệ tài chính có quan hệ tương tác rất chặt chẽ với nhau, phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau. Các nhóm quan hệ tài chính này thường gắn với những quỹ tiền tệ nhất định, có liên hệ với nhau, hình thành nên những tụ điểm tài chính riêng. Các nhóm này được gọi là các khâu của tài chính. Mỗi khâu của tài chính thường hướng tới một mục đích chung và có những quỹ tiền tệ chung. Giữa các khâu tài chính có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình.
1.6.1.2 Cơ cấu của hệ thống tài chính
Các hoạt động kinh tế nói chung và tài chính nói riêng trong mỗi một nền kinh tế đều chịu sự chi phối bởi 3 nhóm chủ thể cơ bản là nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình. Các nhóm
chủ thể này sẽ thực hiện các hành vi kinh tế cũng như các hoạt động tài chính nhằm đạt tới mục tiêu của mình. Chính vì vậy mà mọi quan hệ tài chính trong hệ thống tài chính đều phải phục vụ việc đạt được các mục tiêu đó. Sự tác động qua lại giữa các quan hệ tài chính phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế này và trong nội bộ từng chủ thể kinh tế. Với ý nghĩa như vậy, hệ thống tài chính của một nền kinh tế thường được chia làm 3 khâu cơ bản, gắn với 3 nhóm chủ thể đó. Ba khâu tài chính cơ bản đó là tài chính công (mà trọng tâm là Ngân sách nhà nước), tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình. Ngoài ra, còn một khâu tài chính khác rất quan trọng, có vai trò kết nối 3 khâu tài chính cơ bản nói trên. Đó chính là Thị trường tài chính và các Trung gian tài chính. Mối liên hệ giữa các khâu tài chính này được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Mỗi khâu tài chính đều bao gồm các quan hệ tài chính nảy sinh trong nội bộ chủ thể kinh tế và giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm giúp cho các chủ thể kinh tế đạt được mục tiêu kinh tế cuối cùng của mình.
Tài chính công (NSNN) Tài chính doanh nghiệp Tài chính hộ gia đình Thị trường tài chính
Trung gian tài chính
Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 33 Hộp 1.3. Khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tổ chức tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. Có nhiều loại khủng khoảng tài chính.
Khủng hoảng ngân hàng là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính.
Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do các hoạt động đầu cơ. Trên thị trường lại luôn tồn tại những "bong bóng" đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là "tâm lý bầy, đàn".
Khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra khi một quốc gia đang duy trì cơ chế tỷ giá cố định hoặc ổn định thì đột ngột buộc phải đánh sụt giá đồng tiền của mình do bị tấn công đầu cơ. Hiện tượng này được gọi là khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế. Khủng hoảng tài chính thế giới cũng xảy ra khi một chính phủ thất bại trong việc hoàn trả các khoản nợ quốc gia, còn gọi là sự vỡ nợ quốc gia.
Các cuộc khủng hoảng tài chính nói chung thường dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế. trong nhiều trường hợp hậu quả suy giảm rất nặng nề.
Nguồn: Biên tập lại từ bài giảng Khủng hoảng kinh tế, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2013)