Các chức năng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 73)

Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:

3.3.1.1 Chc năng trung gian tín dng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

• Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

• Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

• Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ

chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.

• Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Người cần vốn Người có vốn thNgân hàng ương mại

Gửi tiền

Uỷ thác

đầu tư

Cho vay

Đầu tư

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 74

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

3.3.1.2 Chc năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ.

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó. Việc các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.

3.3.1.3 Chc năng “to tin”

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.

Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngân hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 75

Với chức năng “tạo tiền”, hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.

Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

Hộp 3.4. Liệu ngân hàng trực tuyến có thay thế cho ngân hàng truyền thống?

Liệu sự ra đời của các ngân hàng trực tuyến và sự tiện lợi của chúng có thể dẫn tới một tương lai mới cho ngành ngân hàng: các chi nhánh ngân hàng sẽ không còn giữ vị trí chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng, thay vào đó là vị trí của các ngân hàng trực tuyến.

Câu trả lời có vẻ là “không”. Các ngân hàng chỉ cung cấp các dịch vụ trực tuyến như Wingspan (của Bank One, Mỹ), First-e (trụ sở tại Dublin, Mỹ) và Egg (một ngân hàng của Prudential, Anh) đã không thu được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như dự tính. Ngân hàng thuần trực tuyến đã không thành công như người ta hi vọng. Vậy nguyên nhân của sự thất bại này là gì?

Có rất nhiều phản đối đối với dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Thứ nhất, những người gửi tiền vào ngân hàng muốn biết liệu khoản tiền gửi của họ có an toàn không, và vì vậy, họ có xu hướng tránh gửi tiền vào một ngân hàng mới thành lập, khó có thể xác định được uy tín. Thứ hai, khách hàng lo ngại về tính an toàn của các giao dịch trên mạng và liệu giao dịch của họ có được bảo mật tuyệt đối. Các ngân hàng truyền thống được xem là an toàn hơn, đáng tin cậy hơn trong việc giữ gìn các thông tin cá nhân. Thứ ba, các khách hàng có thể thích các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở các chi nhánh hay các văn phòng giao dịch hơn, được mặt đối mặt với những người xử lý tiền của mình. Thứ tư, ngân hàng trực tuyến đã từng có nhiều vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành- máy chủ dừng hoạt động, đường truyền chậm trễ, các lỗi trong thực hiện các giao dịch.

Như vậy, xu hướng dịch vụ ngân hàng trong tương lai sẽ không phải là ngân hàng thuần trực tuyến. Thay vào đó, sự kết hợp cả ngân hàng truyền thống và ngân hàng trực tuyến mới là dạng phổ biến. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng cũng đã và đang thay đổi mạnh. Theo đó, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ngày càng tăng lên và số các chi nhánh truyền thống ngày càng giảm đi.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 76 3.3.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại

3.3.2.1 Nghip v tài sn N - Huy động vn

Đây là nghiệp vụ huy động, tạo nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm:

a. Vốn của ngân hàng (Bank capital)

Vốn của ngân hàng là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó bao gồm vốn tự có và vốn coi như tự có.

a1. Vốn tự có gồm:

+ Vốn điều lệ (Charter capital): là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, được ghi trong bản điều lệ của ngân hàng, và được hình thành ngay từ khi ngân hàng thương mại được thành lập. Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

Vốn điều lệ có thể do nhà nước cấp nếu đó là ngân hàng thương mại quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của cổ đông nếu là ngân hàng thương mại cổ phần. Trên thế giới, vốn của hầu hết các ngân hàng thương mại dưới dạng vốn cổ phần do các cổ đông đóng góp. Đứng về mặt hạch toán, ngân hàng thương mại cổ phần coi số vốn cổ phần là phần vay nợ từ các cổ đông. Do vậy, việc huy động vốn để thành lập ngân hàng cổ phần cũng được coi là nghiệp vụ vay nợ.

+ Quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ của ngân hàng được hình thành từ 2 quỹ: Quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro (Loan loss reserves). Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Việc hình thành các quỹ này nhằm làm tăng vốn tự có của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

a2. Vốn coi như tự có

Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng. Đây là những khoản vốn đã được phân bổ cho những mục đích chi tiêu nhất định nhưng tạm thời chưa được sử dụng, ví dụ: lợi nhuận chờ phân bổ, tiền lương chưa đến hạn thanh toán hoặc các quỹ chuyên dùng chưa sử dụng đến như quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định…

Theo Hiệp định Basel (Basel Accord) do Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng (thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS) ban hành, vốn của ngân hàng chia thành hai loại là:

- Vốn cấp 1 (Tier 1 Capital) còn gọi là vốn tự có cơ bản (core capital) gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phương tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Như vậy vốn cấp 1 tương đương với vốn tự có theo cách phân loại trên. - Vốn cấp 2 (Tier 2 Capital) còn gọi là vốn tự có bổ sung (supplymentary capital) gồm:

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 77

có thể đạt mức cao nhất là 50% so với tổng số vốn chủ sở hữu của một ngân hàng. Hơn nữa, các phương tiện tài chính trong vốn tự có bổ sung phải bị loại bỏ dần khỏi vốn tự có của ngân hàng khi đến ngày đáo hạn. Như vậy khái niệm vốn tự có bổ sung cụ thể và rộng hơn vốn coi như tự có trong cách phân loại trên.

Hiệp định Basel chỉ áp dụng cho các nước tham gia ký kết. Tuy nhiên đây là một chuẩn mực quốc tế nên cách phân loại của nó là một cơ sở tham khảo có giá trị.

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỉ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng nắm giữ nhưng lại là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệt vì nó phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng, do vậy nó quyết định qui mô hoạt động của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thu hút những nguồn vốn khác và cho vay. Nó được ví như một cái đệm để chống đỡ sự giảm giá trị của những tài sản có của ngân hàng, sự giảm giá trị có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản.

b. Vốn tiền gửi (Deposit)

Đây là nguồn vốn quan trọng nhất trong số vốn thu hút từ bên ngoài của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

b1. Tiền gửi không kỳ hạn (demand deposit)

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào (vì vậy còn được gọi là “tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu”).

Tiền gửi không kỳ hạn được để trong các tài khoản gọi là tài khoản vãng lai (current

account). Người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào. Dạng tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được ngân hàng trả lãi nhưng đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Chính vì vậy mà loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi thanh toán.

Hầu hết các tài khoản vãng lai đều ở dạng tài khoản có khả năng phát séc (checkable

deposit), tức là ngân hàng cho phép người chủ tài khoản được phép phát hành séc để thanh toán. Ở Việt Nam, tài khoản séc thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán, bao gồm tài khoản thanh toán dùng cho các doanh nghiệp và tài khoản thanh toán cho cá nhân.

Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Nó chiếm tới 17% tổng số tài sản Nợ của các ngân hàng (thống kê của Mỹ), trước đây tỷ lệ này ở Mỹ đã từng lên tới 60% - năm 1960. Tuy nhiên do người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thường xuyên biến động, vì vậy ngân hàng chủ yếu dùng nó để cho vay ngắn hạn.

b2. Tiền gửi có kỳ hạn (Time deposit)

Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (ví dụ như không được ký phát séc). Mục đích chủ yếu của những người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 78

Ở các nước phát triển, tiền gửi có kỳ hạn thường dưới dạng các chứng chỉ tiền gửi (Certificate of deposit - CD), còn ở Việt Nam tiền gửi có kỳ hạn thường dưới hai dạng:

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 73)