KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 58)

Các tổ chức tài chính trung gian hay gọi tắt là các trung gian tài chính là những tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này là thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính – tiền tệ mà thu hút, tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế rồi cung ứng cho những nơi có nhu cầu vốn.

Với chức năng hoạt động như vậy, các tổ chức tài chính trung gian đóng vai trò như một trung gian, cầu nối giữa những người có vốn và những người cần vốn, giúp cho việc luân chuyển vốn được thuận lợi hơn.

Hoạt động huy động và cho vay vốn của các tổ chức tài chính trung gian có thể diễn ra trực tiếp với các chủ thể kinh tế hoặc thông qua thị trường tài chính.

Lợi nhuận của các tổ chức tài chính trung gian dưới dạng khoản chênh lệch giữa lãi suất mà chúng cho vay và đi vay và các khoản phí từ cung cấp dịch vụ tài chính - tiền tệ.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 59 3.1.2 Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian

Để có thể thấy được vai trò của các tổ chức tài chính trung gian, cần tìm hiểu những hạn chế của các thị trường tài chính trong việc lưu chuyển vốn, qua đó thấy được các tổ chức tài chính trung gian đã làm như thế nào để khắc phục những hạn chế đó để trở thành kênh tài chính quan trọng của nền kinh tế.

3.1.2.1 Nhng rào cn trong kênh tài chính trc tiếp

Chi phí giao dịch (Transaction costs)

Chi phí giao dịch là một trong những cản trở chính trong quá trình lưu thông vốn trên thị trường tài chính. Phần lớn các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế tồn tại dưới dạng phân tán và nhỏ lẻ. Nếu những người tiết kiệm trực tiếp đầu tư vào thị trường tài chính bằng cách mua các chứng khoán thì khoản chi phí đầu tiên họ phải đối mặt là chi phí hoa hồng cho các nhà môi giới mua bán chứng khoán. Khoản chi phí này có thể tăng lên nếu các nhà đầu tư cá nhân muốn phân tán rủi ro bằng cách đầu tư đa dạng vào các chứng khoán khác nhau. Với những khoản vốn đầu tư nhỏ, những chi phí giao dịch đó có thể làm biến mất nhanh chóng những lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư. Đó là chưa kể đến những chi phí về thời gian và công sức cho việc quản lý danh mục đầu tư.

Về phía những người đi vay, khoản chi phí cho phát hành chứng khoán không phải là nhỏ khiến cho việc huy động những khoản vốn vay nhỏ và trung bình trực tiếp từ thị trường tài chính sẽ tốn kém và không hiệu quả. Điều này giải thích tại sao ngay cả các công ty lớn cũng không phải lúc nào cũng sử dụng kênh tài chính trực tiếp để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Chi phí thông tin (Information costs)

Chi phí thông tin trên thị trường tài chính phát sinh từ vấn đề thông tin bất cân xứng (asymmetric information) trong nền kinh tế. Tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện khi một trong hai bên trong một giao dịch có ít thông tin hơn bên kia vềđối tượng của giao dịch, khiến cho việc ra quyết định không thể chính xác. Ví dụ: trong quan hệ tín dụng, người đi vay luôn biết rõ hơn người cho vay về khả năng sinh lời và những rủi ro của dự án mà anh ta sử dụng vốn vay để đầu tư. Sự tồn tại của vấn đề thông tin bất cân xứng dẫn đến các nguy cơ lựa chọn đối nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) gây nên ảnh hưởng xấu tới tính hiệu quả của việc lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính.

Nguy cơ lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch về vốn được thực hiện. Trên thị trường tài chính, do người cho vay không có đầy đủ thông tin về các dự án đầu tư của người đi vay, nên rất có khả năng là họ sẽ thực hiện một sự lựa chọn đối nghịch là cho người đi vay có độ rủi ro cao vay tiền dù rằng đó là điều người cho vay luôn muốn tránh bởi vì những người đi vay có độ rủi ro cao lại thường là những người rất tích cực tìm cách vay được tiền. Vì biết được nguy cơ này nên trong nhiều trường hợp người cho vay sẽ quyết định không cho vay nữa. Hoặc trên thị trường chứng khoán, do thiếu thông tin về các công ty phát hành chứng khoán, nhà đầu tư có xu hướng trả một mức giá tương ứng với các chứng khoán có chất lượng trung bình trên thị trường, kết quả là những công ty hoạt động kém sẽ sẵn sàng bán với mức

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 60

giá mà nhà đầu tư muốn mua trong khi những công ty hoạt động tốt sẽ đòi hỏi giá chứng khoán của họ phải cao hơn mức giá trung bình đó. Kết quả là nếu mua chứng khoán nhà đầu tư sẽ có thể thực hiện một lựa chọn đối nghịch, tức là mua phải chứng khoán của các công ty hoạt động kém. Do ý thức được khả năng này nên nhà đầu tư có thể quyết định không mua chứng khoán nữa. Như vậy, nguy cơ lựa chọn đối nghịch đã hạn chế các dòng vốn lưu chuyển từ những người dư thừa vốn sang những người cần vốn.

Rủi ro đạo đức xuất hiện sau khi giao dịch về vốn đã được thực hiện. Do người đi vay nắm được nhiều thông tin hơn người cho vay về quá trình sử dụng vốn vay, họ có thể che giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà người cho vay không mong muốn. Người cho vay trong nhiều trường hợp do e ngại nguy cơ này mà quyết định tốt nhất là không nên cho vay. Rủi ro đạo đức còn nảy sinh trong các hợp đồng vốn cổ phần (equity contracts) dưới dạng vấn đề người uỷ thác và đại lý (principal – agent problem). Vấn đề người uỷ thác và đại lý xuất hiện khi người quản lý công ty không phải là người sở hữu hay là người chỉ sở hữu phần nhỏ công ty. Chẳng hạn trường hợp Ban giám đốc được thuê. Do người được uỷ thác để quản lý công ty (tức là Ban giám đốc) có nhiều thông tin về công ty hơn những người uỷ thác nên họ có thể có những động cơ làm lợi cho cá nhân chứ không phải là làm lợi cho người uỷ thác, tức là các cổ đông. Vấn đề này là khó tránh khỏi trước hiện thực là ngày nay trên thế giới hầu hết các công ty cổ phần đều có số lượng cổ đông rất đông đảo, ngay cả các thành viên trong Hội đồng quản trị của nhiều công ty lớn cũng không sở hữu quá bán (hơn 50%) số cổ phần, các thành viên của Ban giám đốc, đặc biệt là Tổng giám đốc thường là người được thuê hoặc nếu có nắm giữ cổ phiếu của công ty thì cũng không nhiều. Trong điều kiện kinh tế hoạt động tốt, những người quản lý có thể giấu diếm được các cổ đông những chi phí bất hợp lý mà công ty phải chịu do những chi phí này chủ yếu chỉ phục vụ lợi ích của người quản lý (ví dụ phương tiện đi lại đắt tiền, tiền thưởng cao…). Nhưng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì những hạn chế đó sẽ lộ rõ. Tình trạng đổ vỡ phá sản của hàng loạt các công ty ở Hàn quốc vào thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1997 cho thấy chỉ đến lúc đó các cổ đông mới nhận ra họ đã bị những người họ uỷ thác lừa.

Những vấn đề về thông tin bất cân xứng này có thể giải quyết bằng cách người cho vay tăng cường thu thập thông tin về người đi vay thông qua việc mua thông tin hoặc tổ chức giám sát quá trình sử dụng vốn của người đi vay. Tuy nhiên do vấn đề “người đi nhờ xe” (free-rider problem) mà những nguy cơ lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính không thể giải quyết triệt để. Khi một số nhà đầu tư trên thị trường tài chính mua thông tin về một công ty hoặc tổ chức giám sát hoạt động sử dụng vốn của một công ty, những nhà đầu tư khác cũng cung cấp vốn vay cho công ty đó có thể tránh việc phải bỏ chi phí cho việc mua thông tin hay giám sát bằng cách bắt chiếc các hoạt động mua bán chứng khoán của các nhà đầu tư ở trên. Kết quả là không nhà đầu tư nào muốn mua thông tin hay giám sát khi họ không được lợi thế gì hơn so với các nhà đầu tư không bỏ tiền ra.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 61

3.1.2.2 Vai trò ca trung gian tài chính trong vic khc phc hn chế ca kênh tài chính trc tiếp

Với tư cách là tổ chức chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu chuyển vốn, các trung gian tài chính có thể làm gì để giảm bớt những hạn chế nêu trên?

Vai trò của trung gian tài chính trong việc giảm bớt chi phí giao dịch

Các trung gian tài chính có khả năng giảm được chi phí giao dịch trong quá trình lưu chuyển vốn là nhờ vào tính kinh tế do quy mô hoạt động lớn và tính chuyên nghiệp cao.

Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, các trung gian tài chính có thể giảm chi phí giao dịch tính trên mỗi đồng vốn. Chẳng hạn trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ phí môi giới sẽ giảm dần khi giá trị chứng khoán mua bán tăng lên. Do đó, các trung gian tài chính như các quỹ đầu tư khi mua bán chứng khoán với khối lượng lớn trên thị trường sẽ chịu chi phí môi giới tính trên mỗi đồng vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với các nhà đầu tư riêng lẻ. Chẳng những thế, nhờ vào quy mô vốn lớn, các trung gian tài chính có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro mà không làm tăng chi phí nhiều như các nhà đầu tư riêng lẻ.

Chi phí quản lý tính trên từng đồng vốn cũng giảm đáng kể khi quy mô vốn đầu tư lớn. Hoạt động với quy mô lớn tạo điều kiện để các trung gian tài chính đầu tư vào các hệ thống máy tính đắt tiền dùng cho quản lý và tiến hành hàng triệu giao dịch mà vẫn đảm bảo chi phí tính trên mỗi giao dịch ở mức thấp.

Tính chuyên nghiệp cũng là một yếu tố làm giảm chi phí giao dịch. Do chuyên hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính, các trung gian chẳng những sẽ có nhiều kinh nghiệm để quản lý vốn hiệu quả hơn mà còn có thể đề ra các giải pháp để giảm chi phí giao dịch nhằm nâng cao mức lợi nhuận.

Vai trò của trung gian tài chính trong việc giảm bớt chi phí thông tin

Các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên họ được trang bị đầy đủ hơn những người cho vay đơn lẻ cả về kiến thức và kinh nghiệm, nhờ đó họ có thể thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn, giúp đánh giá được chính xác hơn mức độ rủi ro của các dự án xin vay, qua đó giảm thiểu được nguy cơ chọn lựa đối nghịch. Hơn nữa họ cũng sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn quá trình sử dụng vốn của người đi vay, nhờ đó giảm bớt được những thiệt hại do rủi ro đạo đức gây ra.

Không những thế, các trung gian tài chính còn khắc phục được vấn đề “người đi nhờ xe”, do họ chủ yếu cung cấp vốn thông qua các khoản cho vay trực tiếp chứ không thông qua việc mua chứng khoán. Các khoản vay trực tiếp này không được mua bán trên thị trường nên những nhà đầu tư khác không thể lợi dụng. Chi phí các trung gian tài chính bỏ ra để mua thông tin và giám sát hoạt động của người đi vay nhằm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng sẽ đem lại cho họ những lợi thế mà các nhà đầu tư khác nếu không bỏ tiền ra thì không thể có được.

Với trường hợp các hợp đồng vốn, các trung gian tài chính có thể khắc phục những vấn đề như “người uỷ thác và đại lý” và “người đi nhờ xe” thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Các quỹ này huy động vốn từ các nhà đầu tư riêng lẻ rồi sử dụng để tài trợ cho các doanh

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 62

nghiệp có triển vọng thực hiện các dự án kinh doanh của mình dưới hình thức góp vốn liên doanh. Để ngăn ngừa khả năng phát sinh các rủi ro đạo đức, các quỹ này sẽ cử người tham gia vào bộ máy điều hành của doanh nghiệp nhận vốn để giám sát chặt chẽ tình hình thu nhập hay lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Mặt khác, cổ phần của các doanh nghiệp đó cũng không được phép bán ra cho ai khác ngoài quỹ đầu tư. Do đó, quỹ đầu tư không còn phải lo ngại về tình trạng “người đi nhờ xe” nữa.

Tóm lại, với những ưu thế về quy mô hoạt động, tính chuyên nghiệp và các dịch vụ tài chính đặc thù (như khoản vay trực tiếp, đầu tư mạo hiểm…), các trung gian tài chính có khả năng khắc phục khá hiệu quả những hạn chế của kênh tài chính trực tiếp, và do đó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu chuyển vốn trong nền kinh tế.

Hộp 3.1 Tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trung gian đối với các thị trường chứng khoán

Hoạt động của các tổ chức tài chính khác nhau giữa các quốc gia nhưng có một thực tế chung về chúng mà các quốc gia đều có. Các nghiên cứu ở các nước phát triển gồm Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Ý, Đức và Pháp đã chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn huy động vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, họ thường xem xét các kênh tài chính gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian trước kênh tài chính trực tiếp thông qua thị trường tài chính. Thậm chí tại Mỹ và Canada, đều là những nước có thị trường tài chính rất phát triển, các khoản vay từ các trung gian tài chính quan trọng hơn nhiều các khoản huy động từ các thị trường tài chính. Với những nước có thị trường tài chính ít phát triển hơn như Nhật Bản, Đức, nguồn vốn từ các tổ chức tài chính trung gian cao gấp nhiều lần so với nguồn vốn từ các thị trường tài chính.

Mặc dù ở nhiều nước, kênh vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian vấn đang chiếm ưu thế so với thị trường tài chính, vị trí của thị trường trái phiếu so với thị trường cổ phiếu khác nhau theo quốc gia. Ở Mỹ, thị trường trái phiếu quan trọng hơn nhiều đối với các công ty: trung bình, lượng vốn mới huy động từ trái phiếu gấp mười lần so với lượng vốn huy động bằng phát hành cổ phiếu. Ngược lại, các quốc gia như Pháp, Ý, thị trường cổ phiếu đóng góp nguồn vốn nhiều hơn cho doanh nghiệp so với thị trường trái phiếu.

Nguồn: Minskin, 2012

3.2 CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 3.2.1 Các tổ chức nhận tiền gửi 3.2.1 Các tổ chức nhận tiền gửi

Các tổ chức nhận tiền gửi là các trung gian tài chính huy động tiền nhàn rỗi thông qua các dịch vụ nhận tiền gửi rồi cung cấp cho những chủ thể cần vốn chủ yếu dưới hình thức các khoản vay trực tiếp. Không chỉ có vai trò quan trọng trong kênh tài chính gián tiếp các tổ chức này còn tham gia vào quá trình cung ứng tiền cho nền kinh tế.

Các tổ chức nhận tiền gửi bao gồm các ngân hàng thương mại (commercial banks) và các tổ chức tiết kiệm (thrift institutions) như các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (savings and loan

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 63

associations), các ngân hàng tiết kiệm (savings banks), các quỹ tín dụng.

3.2.1.1 Ngân hàng thương mi (Commercial bank)

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu dưới dạng: Tiền gửi thanh toán (checkable deposits), tiền gửi tiết kiệm (saving deposits), tiền gửi có kỳ hạn (time deposits). Vốn huy động được dùng để cho vay: cho vay thương mại (commercial loans), cho vay tiêu dùng (consumer loans), cho vay bất động sản (mortgage loans) và để mua chứng khoán chính phủ, trái phiếu của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ: Phần 1 (Trang 58)