BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 26)

3.1. Phân tích, đánh giá về nước biển dâng, xâm nhập mặn

Thành phố Hà Giang không giáp biển, do đó trong báo cáo không có nội dung này.

3.2. Phân tích, đánh giá về sa mạc hóa, sói mòn, sạt lở đất

a) Hiện tượng xói mòn

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc… Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Điều kiện khí hậu tuy mát mẻ nhưng lượng nước trong tỉnh phân bố và dự trữ không đều nên ảnh hưởng đến việc chủ động nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Hà Giang có nhiều loại đất phong phú, thích hợp với nhiều loại hình sử dụng và nhiều loại cây trồng khác nhau.

Mặt khác, do địa hình hiểm trở, độ dốc cao với những khu vực núi đá vôi dựng đứng, rộng lớn, nên đất đai của tỉnh rất dễ bị xói mòn, trượt lở, gây ra thoái hóa đất khi có mưa lớn tập trung.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 9.552,94 ha, chiếm 71,58% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích rừng tuy lớn nhưng mức độ che phủ nhìn chung còn thấp, giá trị rừng đem lại chưa tương xứng với tiềm năng, ở những khu vực đất dốc chế độ canh tác không đảm bảo làm đất biến đổi chất lượng theo chiều hướng xấu nhanh hơn. Các hoạt động như: chặt phá rừng bừa bãi, du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, độc canh, quảng canh, không áp dụng công.

Xói mòn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại nhiều về kinh tế, trong đó có sự ảnh hưởng xấu về môi trường sinh thái. Các hạt đất sau khi bị phá vỡ liên kết đã trôi theo dòng nước để di chuyển về phía hạ lưu trên các con sông, suối, hồ ao và làm tăng độ đục trong nước. Do đó một số các nhà máy nước sạch, cũng như các hộ dân sử dụng nguồn nước này trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn khi làm sạch nước. Tuy lượng phù sa trong đất cũng có một phần lợi ích trong việc bồi đắp phù sa cho các cánh đồng, song việc này nếu xét cho cùng thì chưa chắc là lợi hoàn toàn vì tại nhiều vùng đã có một số diện tích đất canh tác đã bị vùi lấp bởi đất đá rửa trôi từ trên núi xuống và che lấp hoàn toàn lớp đất có nhiều nguồn dinh dưỡng có khả năng trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Các chất dinh dưỡng bị rửa rôi di chuyển trong dòng nước sẽ phá vỡ sự cân bằng sinh vật trong môi trường nước bị ô nhiễm, với những hồ trẻ mới được xây dựng thì hàm lượng chất dinh dưỡng còn ở mức thấp, nhưng sau một thời gian sử dụng hoặc những hồ đã được đưa vào sử dụng từ lâu thì hàm lượng chất dinh dưỡng khá cao, tạo điều kiện cho cho các vi sinh vật phát triển nhanh và trong đó có một số loại vi sinh không có lợi như tảo có thể thấm qua thiết bị lọc làm cho nước uống có mùi vị khó chịu, mặt khác do mật độ tảo chiếm tỷ lệ lớn nên hàm lượng oxy tự do trong nước bị giảm sút và như vậy cản trở quá trình hô hấp của các loại cá.

Trên các con sông lượng phù sa gây nên hàng lọat những vấn đề cho các công trình giao thông thủy lợi như bồi nông tạo các bãi nổi giữa dòng làm thay đổi chiều dòng chảy gây mất ổn định hai bên bờ sông. Trầm tích sông làm bồi lắng các cửa lấy nước, các lòng hồ, đồng thời khi được giải phóng dòng chảy phía dưới đập chuyển sang một chế độ khác và làm cho xói lở phần đáy sông gây mất ổn định cho các trụ cầu, cống, chân đập.

Việc loại trừ vật chất lơ lửng để làm sạch nước là một việc làm hết sức tốn kém, nhưng việc sử dụng nguồn nước chưa qua xử lý cũng đòi hỏi khoản chi không nhỏ, chẳng hạn đối với các máy bơm trong các trạm bơm tưới tiêu, tuôc bin trạm thủy điện hay các thiết bị tưới phun nhanh bị hư hỏng, hơn nữa lượng phù sa còn làm chậm tốc độ thẩm thấu của nước vào trong đất, gây khó khăn cho các công tác tưới tiêu. Do lượng phù sa nhiều, tốc độ lọc và lắng trong các bể lắng lọc nhà máy nước nhỏ hơn tốc độ thiết kế ban đầu, vì vậy để đảm bảo đủ lượng nước sạch cần phải mở rộng, tăng công suất hoặc xây dựng thêm các nhà máy mới, đồng thời thời chu kỳthau rửa các thiết bị, hạng mục công trình cũng phải nhanh hơn, gây rất nhiều phiền phức và tốn kém về kinh tế.

Về mức độ ô nhiễm hóa học do xói mòn gây ra có thể được nêu như sau : Đất di chuyển do xói mòn hầu như bao giờ cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn là đất cày còn lại tại chỗ, bởi số các chỗ chất dinh dưỡng bao giờ cũng

được chứa đựng với số lượng cực đại ở các lớp bên trên của bề mặt đất. Hơn nữa những phần nhỏ dễ bị rửa trôi ra khỏi đất và những chất dinh dưỡng, đặc biệt là photpho. Các chất dinh dưỡng hòa tan được dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại lực như dòng chảy lỏng còn các chất khó tan như photpho thì lại bị xói mòn, rửa trôi cùng với các hạt đất, việc số lượng bị rửa trôi của các chất dinhh dưỡng trong đất ngày một tăng thêm cùng với mất mát chung của pha rắn là sự gia tăng xói mòn của đất kèm theo với hiện tượng pha loãng, sự hạ thấp nồng độ của các chất dinh dưỡng và do đó làm giảm khả năng hút các chất dinh dưỡng có trong đất của các loại cây trồng, nên nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triên cũng như năng xuất cây trồng.

b) Hiện tượng sạt lở đất

Lũ quét và sạt lở đất là một trong những thảm họa tự nhiên hây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong thiên tai lũ quét và sạt lở đất nó có sức tàn phá khủng khiếp, trở thành thảm họa tự nhiên. Trong những năm gần đây, hiện tượng lũ quét và sạt lở đất ngày càng phổ biến và nghiêm trọng xuất hiện trên địa bàn thành phố Hà Giang. Mỗi trận lũ quét và sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề đến người, tài sản trong các lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Thành phố Hà Giang có đặc điểm là địa hình độ dốc lớn, đô thị nằm gọn trong lòng thung lũng, các khu vực phía trên thượng nguồn thường bị người dân đốt phá rừng và khai thác lâm sản không theo quy hoạch, toàn bộ đồi núi trong thành phố chủ yếu là đất pha cát không có kết cấu dẫn đến có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cao.

Lũ quét, sạt lở đất là một loại thiên tai nguy hiểm với tính bất ngờ, ác liệt, sức tàn phá mạnh gây thiệt hại lớn về người và của. Trong nhưng năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với những hoạt động của con người như chặt phá rừng, phát triển canh tác, dân cư, đô thị hóa, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện,… không tuân thủ theo quy hoạch và quy chuẩn kỹ thuật, đã làm cho lũ quét, sạt lở đất xảy ra thường xuyên hơn, mức độ ác liệt hơn và có nguy cơ cao ngày càng gia tăng. Thành phố Hà Giang là một đô thị miền núi, có địa hình đồi núi, độ dốc lớn, là khu vực hạ lưu của nhiều nhánh sông suối lớn trong khu vực. Vì vậy Thành phố Hà Giang được đánh giá là nới có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất cao. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, công tác quản lý, quy hoạch xây dựng chưa có chiến lược phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất. Trước tình hình hiện nay, việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở đất nhằm đảm bảo an toàn và phát triển bền vững cho đô thị là rất cấp thiết, nghiên cứu, thực thi các biện pháp phòng tránh trước hết cần thu nhập các số liệu khí tượng

thủy văn, mặt đệm lưu vực phục vụ cho cảnh báo hiện tượng, sau đó xác định và lập bản đồ nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cũng như đưa ra các giải pháp phòng tránh.

Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai cóliên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian từ năm 2010 đến nay, UBND thành phố Hà Giang đã ban hành nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn để thực thi pháp luật về đất đai. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố đã đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, quỹ đất đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

1.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc hoạch định địa giới hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, thành phố, xã; Nghị định số 104/2005/NĐ-CP ngày 09/8/2005 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thành phố Hà Giang tỉnh Hà Giang; Nghị định số 64/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường của thành phố Hà Giang và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đến nay thành phố Hà Giang đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính giữa các xã, phường trong Thành phố và với các , thành phố trong tỉnh. Hiện tại thành phố Hà Giang có 08 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có 05 phường và 03 xã.

1.1.3. Công tác kiểm kê, thống kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng theo quy định pháp luật. Năm 2020, thành phố đã hoàn thành việc tổng kiểm kê đất đai, chính thức đưa số liệu, tài liệu và bản đồ vào sử dụng. Nhìn chung chất lượng công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao dần, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

1.1.4. Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

2020 đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phê duyệt.

- Kế hoạch sử dụng đất các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 , 2021 đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt.

- Sau Luật Đất đai năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo Uỷ ban nhân thành phố thực hiện việc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

- Công bố, công khai quy hoạch sử dụng đất cấp xã, phường của 8/8 xã, phường của thành phố Hà Giang.

1.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố cơ bản được triển khai theo đúng trình tự, thủ tục theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.

Nhìn chung việc giao đất, cho thuê đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng của nhà nước nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng đất kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh. Bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành.

Việc thu hồi đất của các cá nhân và tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và không đúng thẩm quyền đã được tiến hành thường xuyên liên tục. Song vấn đề thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng và cải tạo thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất nông nghiệp, việc đền bù, hỗ trợ tái định cư còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù kéo dài, nhiều dự án triển khai cùng một lúc trên địa bàn thành phố.

1.1.6. Quản lý tài chính về đất đai

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, thành phố đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức thực hiện việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất. Kết quả thu ngân sách Nhà nước từ đất đai trên địa bàn thành phố những năm vừa qua còn ở mức thấp, các nguồn thu chủ yếu từ giao

đất có thu tiền sử dụng đất thuộc các loại đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

1.1.7. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở địa phương là một công việc khá mới. Thị trường bất động sản không thực sự sôi động, tuy nhiên phương thức quản lý tài chính về đất đai kể từ khi thi hành Luật Đất đai 2013 đã được UBND thành phố ứng dụng linh hoạt phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và tình hình tại địa phương, trong một vài năm trở lại đây, công tác giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với đất ở đã có sự đổi mới (đặc biệt là các khu vực đất có khả năng sinh lợi cao như ở các trục quốc lộ 2, quốc lộ 34, quốc lộ 4C, đường đôi cầu Mè – công viên Hà Phương) thay vì hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thông qua giá đất được UBND tỉnh Hà Giang và UBND thành phố Hà Giang quy định, đến nay hầu hết việc giao đất ở (các khu vực đất có khả năng sinh lợi cao) đều được UBND thành phố. Uỷ ban nhân dân xã, phường tổ chức đấu giá công khai làm lành mạnh thị trường quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản.

1.2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân.

1.2.1. Những mặt tích cực:

Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền Thành phố đã quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng vào địa phương một cách hợp lý, tăng cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng nhận thức rõ hơn về quyền sở hữu đất đai của Nhà nước và quyền sử dụng đất của các chủ thể,...., công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố đã đạt được

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w