nhiên, nhưng phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp, chiếm 83,47% trong diện tích đất nông nghiệp, trong khi đó đất có khả năng trồng lúa nước có diện tích thấp so với diện tích đất nông nghiệp.
c) Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Hiện nay thành phố đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, giải pháp liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật, đòn bẩy kinh tế... trong sử dụng đất và đối với người sử dụng đất tại địa phương. Trong đó nổi bật ở những lĩnh vực:
+ Huy động tối đa các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án từ vốn ngân sách, vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh liên kết, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vốn tự có của nhân dân.
+ Khuyến khích tín dụng đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các dự án đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa đối với một số sản phẩm chiến lược của thành phố.
+ Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất trực tiếp đến người sử dụng đất ...
+ Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng đảm bảo việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế. Cơ cấu đội ngũ phải đồng bộ gồm cán bộ KHKT, quản lý, cán bộ nghiệp vụ kinh tế, công nhân kỹ thuật.
+ Qua phân tích thực trạng và để giải quyết vấn đề nhân lực cho phát triển, thành phố cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, giáo dục ý thức lao động cho con em người dân tộc thiểu số.
+ Đầu tư có trọng điểm và kịp thời trên các lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư để phát triển công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính viễn thông.
+ Đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất như các tiến bộ trong việc sử dụng đất dốc, những tiến bộ trong xây dựng tiết kiệm đất, trong bảo vệ tài nguyên đất - môi trường và những tiến bộ thâm canh trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Mọi đối tượng sử dụng đất, chủ sử dụng đất đều có cơ hội nhận được sự đầu tư và có thể đầu tư vào sử dụng đất theo năng lực của mình.
2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụngđất. đất.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố đã được tăng cường, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố cũng như của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên quá trình sử dụng đất vẫn còn một số tồn tại sau:
- Chưa khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất chưa thật sát với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố do cấp uỷ và chính quyền đề ra.
- Quỹ đất dành cho phát triển cơ sở hạ tầng như đất giao thông, thuỷ lợi, đất văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, chợ, đất sản xuất kinh doanh...vv, chưa được bố trí đầy đủ và hợp lý.
- Sự hiểu biết và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn hạn chế và giản đơn.
- Vấn đề về vốn trong sản xuất nông - lâm nghiệp còn thiếu, đội ngũ công tác khuyến nông còn mỏng.
- Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai của các cấp chính quyền đặc biệt là chính quyền xã, phường còn bộc lộ những mặt yếu kém, những tồn tại này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
+ Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đổi mới liên tục có nhiều điểm tiến bộ, nhưng phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa giải quyết triệt để vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn.
+ Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp trong những năm qua còn yếu kém. Dẫn đến sử dụng đất sai mục đích, không đúng với quy hoạch, tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất đối với các loại đất phải xin phép mà không thông qua chính quyền vẫn còn tồn tại.
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên việc đền bù đất đai cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng các khu đô thị, khu dân cư nông thôn...vv, là bất khả kháng, tuy nhiên trên thực tế, việc ổn định đời sống của người bị mất đất là vấn đề lớn cần được chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa nhằm giúp đỡ người bị mất đất không phải chịu thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn thành phố.
- Về đất đô thị, đất khu dân cư nông thôn cần giải quyết nhanh và gắn khâu quy hoạch chi tiết với xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
- Tổ chức tốt việc tuyên truyÒn vµ triÓn khai thùc hiÖn LuËt §Êt ®ai n¨m 2003.
* Để khắc phục những tồn tại nêu trên cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau:
- Các cấp, các ngành cần phải tăng cường công tác chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc sử dụng đất, đối với những trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm. Công tác phối hợp giữa địa phương và các cấp, các ngành phải được thực hiện thường xuyên để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, có như vậy công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn mới phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai của từng khu vực, thực hiện đầu tư thâm canh theo chiều sâu, sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế, đô thị bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm.
- Xây dựng quy hoạch thống nhất trên địa bàn thành phố cũng như tỉnh Hà Giang, quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.
- Cụ thể hóa các văn bản pháp luật đất đai Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý đất đai cấp cơ sở...
- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai