I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
Trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong 10 năm (2010 – 2020); mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang giai đoạn (2021-2030) được xác định trên quan điểm chính như sau:
Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch theo hướng phát triển nhanh và bền vững; khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ vào quy trình sản xuất theo tiêu chuân VietGAP, trọng tâm vào hướng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao- phát triển chăn nuôi, nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi đạt 60% trên giá trị sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại, gia trại tập trung, xa khu dân cư; chăn nuôi gia súc (đàn lợn), gia cầm và các sản phẩm mang thương hiệu của địa phương; Định hướng phát triển:
(1) Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng thành phố Hà Giang là hạt nhân, đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội, thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của tỉnh Hà Giang.
(2) Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh; huy động các nguồn lực, phát triển mạnh các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế; đầu tư phát triển mạnh hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xây dựng thành phố Hà Giang giàu đẹp, văn minh
(3) Triển khai thực hiện quy hoạch chung; mở rộng không gian phát triển đô thị thành phố; xây dựng hoàn thành cơ bản các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết các phường nội thành, bổ sung hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới ở 3 xã gắn với tiêu chí nâng cao; đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối vùng và giao thông quốc gia; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị, quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân vê châp hành quy định quản lý đô thị xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị của người dân thành phố.
(4) Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; chẩn chỉnh những vi phạm của cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi nhiệm vụ; đẩy mạnh đậu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng tài nguyên và nguồn lực xã hội
của cấp ủy các cấp; phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, công tác kiêm tra, giám sát và công tác dân vận của Đảng.
(6) Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân thành phố và các xã, phường; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; chuẩn bị tốt nhân sự của chính quyền các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.
(7) Không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc; tiếp tục đoi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.