Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 72 - 74)

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế

1.2.1. Ngành nông, lâm, thủy sản

Tập trung phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao; quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với quy mô, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và nhu cầu của thị trường; tiếp tục nâng cao hiệu quả chương trình phát triển vành đai thực phẩm, hàng hoá an toàn chất lượng; triên khai chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; "cải tạo vườn tạp, xây dụng vườn mẫu"; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quy trình sản xuât theo tiêu chuẩn VietGAP, trọng tâm vào hướng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao; nâng cao giá trị sản phẩm trồng trọt, phấn đấu đạt 120 triệu đồng trên một đơn vị diện tích cây trồng; tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp liên danh, liên kết đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; bảo tồn, phát huy vùng chè Shan Tuyết cổ thụ tại 03 xã; phát triển và xây dựng thương hiệu sản phẩm "Na núi đá" phường Quang Trung; đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kênh mương, mở rộng diện tích ruộng bậc thang 2 vụ thôn Khuổi My xã Phương Độ gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm thành phố Hà Giang; thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu đến năm 2025 có từ 20 sản pham OCOP trở lên.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi đạt 60% trên giá trị sản xuất nông nghiệp; tập trung phát triển các trang trại, gia trại, trọng tâm là phát triên đàn gia súc (lợn đen), gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa tạo sự bứt phá cao hơn về giá trị ngành chăn nuôi.

Quan tâm phát triển, bảo vệ rừng gắn với khai thác hợp lý, có hiệu quả tài nguyên rừng, nhằm nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả từ sản xuất lâm nghiệp; tập trung phát triển cây dược liệu dưới tán rừng và cây lâm sản ngoài gỗ; tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng và bảo vệ rừng.

Có cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết "4 nhà", nâng cao chất lượng, hiệu quả các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

1.2.2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 nhà máy nước hiện có; thu hút đầu tư tư nhân xây dựng hệ thống cấp nước mới theo quy hoạch của tỉnh; tiếp tục cải tạo, nâng cấp hệ thống điện, cấp nước sinh hoạt hiện có, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho các khu đô thị; khuyến khích các cơ sở gia công cơ khí, sàn xuất nhôm kính, sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ sửa chữa, sản xuất đồ gỗ... Đầu tư nâng cấp nhà xưởng, đổi mới dây chuyền và thiết bị công nghệ, liên doanh, liên kết hình thành các ừung tâm cung cấp nguyên, vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; quy hoạch các vị trí, từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ra ngoài khu dân cư, các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo tuyến phố gắn với xử lý ô nhiễm môi trường tập trung.

Tiếp tục khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống; khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ đê phát triển các ngành nghề, sản phẩm địa phương phục vụ khách du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, tạo việc làm cho lao động địa phương; có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các cơ sở chế biến, kho lạnh bảo quản nông sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

1.2.3. Ngành thương mại, dịch vụ, du lịch

Xác định rõ phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ, lấy du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; ưu tiên nguồn lực và khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển chiều sâu, có trọng tâm, trọng điêm; nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh ừanh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ; tăng cường giới thiệu, quảng bá các tiềm năng, thế mạnh của thành phố nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoại tỉnh; tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn xã hội; mở rộng thị trường, đẩy mạnh giao lưu kết nối tiêu thụ hàng hoá; nâng cao năng lực dự báo, thông tin thị trường để xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất, kinh doanh; xây dựng mạng lưới đại lý, phân phối tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tự chọn, trung tầm thương mại; cải tạo, nâng cấp gắn với thực hiện mô hình chuyển đổi chợ trung tâm thành phố, chợ xép, chợ truyền thống, tín dụng, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn; tập trung phát triển thương mại điện tử gắn với quản lý chặt chẽ thu ngân sách; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại; kết hợp giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống; quy hoạch, phát triển hệ thống dịch vụ vận tải, dịch vụ Logistics, các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa kết nối trong và ngoài tỉnh; tổ chức giao thông, phát triển dịch vụ vận tải công cộng thành phố.

Phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, du lịch theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển bền vững dựa trên các giá trị văn hóa truyền

thông, di sản văn hóa vật thê, phi vật thể; phát triển du lịch, dịch vụ để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố; từng bước xây dựng thương hiệu các sản phâm du lịch của thành phô; thu hút đầu tư phát triển dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn; nâng cao chất lượng các làng văn hóa dân tộc kết họp với lễ hội, ngành nghề truyền thống; phát triển du lịch sinh thái tại các thôn vùng cao của 03 xã; xây dựng thành phố là trung tâm, vùng trọng điểm kết nối hệ thống du lịch của tỉnh, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và các tỉnh khu vực đông bắc; là điểm đến, dừng chân, lưu trú, cửa ngõ kết nối các huyện vùng cao; quy hoạch các vị trí, địa điểm kinh doanh, cung cấp sản phẩm, dịch vụ hàng hóa, du lịch về đêm với chủ chương "phát triển kinh tế đêm "; xây dựng và phát triên các tua tuyến giữa các điểm du lịch có cảnh quan đẹp, mặt nước sông lô, sông Miện, ruộng bậc thang gắn với khoanh vùng bảo tồn và phát huy giá trị tự nhiên, xã hội vốn có của thành phố; khuyến khích các thành phần kinh tê đâu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch đồng bộ, sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng mang bản sắc văn hóa các dân tộc Hà Giang; tăng cương công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, du lịch; chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, phục vụ khách du lịch.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w