Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 97)

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.2.2.4. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch

Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d và e của Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai như sau:

Bảng 5: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch

STT Chỉ tiêu Tổng diện tích

1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 395,63

1.1 Đất lúa nước LUA/PNN 21,11

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 19,56

Trong đó: Đất trồng lúa nước còn lại LUK/PNN 1,55

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 78,60 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 45,42

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 25,47

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN

1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 214,74

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 10,056

1.8 Đất làm muối LMU/PNN

1.9 Đất nông nghiệp khác NKH/PNN 0,23

2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

Trong đó:

2.1 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUA/CLN 2.2 Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng LUA/LNP 2.3 Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồngthủy sản LUA/NTS 2.4 Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối LUA/LMU

2.5 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản HNK/NTS 2.6 Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối HNK/LMU 2.7 Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RPH/NKR(a) 2.8 Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nôngnghiệp không phải là rừng RDD/NKR(a) 2.9 Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng RSX/NKR(a)

Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng

tự nhiên RSX/NKR(a)

3 Đất phi nông nghiệp không phải là đấtở chuyển sang đất ở PKO/OTC 12,98

Ghi chú: - PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

2.2.2.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

Bảng 6: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong kỳ quy hoạch

STT Chỉ tiêu Tổng diệntích

1 Đất nông nghiệp NNP -

1.1 Đất trồng lúa LUA -

- Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC -

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK -

STT Chỉ tiêu Tổng diệntích

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH - 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD - 1.6 Đất rừng sản xuất RSX -

- Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS - 1.8 Đất làm muối LMU - 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 22,55

2.1 Đất quốc phòng CQP 11,25 2.2 Đất an ninh CAN - 2.3 Đất khu công nghiệp SKK - 2.4 Đất cụm công nghiệp SKN - 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,46 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC - 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 6,98 2.8 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX - 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện,cấp xã DHT 3,46

- Đất giao thông DGT 0,21

- Đất thủy lợi DTL 1,46

- Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH -

- Đất xây dựng cơ sở y tế DYT -

- Đất xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo DGD -

2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng

2.3.1. Khu vực chuyên trồng lúa nước

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, sử dụng đất nông nghiệp có định hướng, trọng tâm, trọng điểm, tổ chức triển khai các dự án, mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp, hiệu quả. Đến năm 2030 xác định các khu vực trồng lúa nước của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang với tổng diện tích trên 850 ha chủ yếu tại các xã Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện.

2.3.2. Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm, cây lâu năm

Khu vực chuyên trồng cây lâu năm trên 300 ha tập trung chủ yếu tại các xã: Ngọc Đường 115,10 ha, Phương Độ 83,11 ha, Phương Thiện 79,48 ha.

2.3.3. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ

Tổng diện tích đất khu đô thị - thương mại - dịch vụ thành phố Hà Giang là 458,73 ha, thành phố Hà Giang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật là hạt nhân thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang. Thực hiện chủ trương “xây dựng thành phố Hà

Giang đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại II; đến năm 2030, trở thành đô thị văn minh; đến năm 2045, thành phố trở thành đô thị thông minh, đậm đà bản sắc các dân tộc Hà Giang” theo Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, UBND thành phố đã tập trung triển khai huy động mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của trung ương, tỉnh và các tổ chức quốc tế để đầu tư xây dựng thành phố Hà Giang phát triển toàn diện.

Diện tích khu đô thị đến năm 2030 là 375,34 ha, chiếm 2,81% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất thương mại, dịch vụ trên địa bàn toàn thành phố là 83,39 ha chiếm 0,62% tổng diện tích tự nhiên.

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đếnnguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Hà Giang cho thấy về chỉ tiêu sử dụng đất các cấp, các ngành là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang đến năm 2030 và là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất, giá trị của đất được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản, thị trường lao động, tạo ra nguồn vốn, nguồn lực vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của tỉnh. Phương án quy hoạch đã tạo ra quỹ đất cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại, phát triển du lịch, đất ở đô thị và nông thôn, xây dựng khu đô thị.

Phương án quy hoạch đã xác định rõ cơ cấu diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch, theo đó cũng tạo ra nguồn thu từ đất cho ngân sách thành phố từ việc giao đất, cho thuê đất. Đồng thời thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án quy hoạch đã xác định được các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những đối tượng được nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hà Giang.

3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khảnăng bảo đảm an ninh lương thực năng bảo đảm an ninh lương thực

Phương án quy hoạch sử dụng đất duy trì diện tích đất trồng lúa của thành phố đến năm 2030 là 867,46 ha, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và hỗ trợ người trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP

ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa sẽ giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, gắn bó với đồng ruộng.

Khu vực trồng lúa đến năm 2030 sẽ tập trung tại các xã là Ngọc Đường, Phương Độ, Phương Thiện. Mặt khác việc thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản mà không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, có thể chuyển sang trồng lúa trở lại khi nhu cầu về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đặt ra hoặc khi xuất hiện các điều kiện thúc đẩy nâng cao giá trị tăng thêm của loại hình trồng lúa so với các loại hình sử dụng đất khác.

Phương án quy hoạch đến năm 2030, cần phải chuyển 19,56 ha đất chuyên trồng lúa nước và 1,55 ha đất trồng lúa nước còn lại để xây dựng hạ tầng thiết yếu, các công trình công cộng (văn hóa, giáo dục, thể thao,..), khu dân cư,, … phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Diện tích đất trồng lúa giảm, nhưng không nhiều, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, an ninh lương thực trên địa bàn vẫn được đảm bảo vững chắc.

3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối vớiviệc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất

Đến năm 2030, với những tiềm năng, thế mạnh của thành phố Hà Giang trong lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, giáo dục đào tạo cũng như các khu sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động sẽ thu hút nhu cầu lao động lớn trong tỉnh và vùng phụ cận... Phương án quy hoạch sử dụng đất đã xem xét cả nhu cầu đất ở tái định cư khi giải phóng mặt bằng xây dựng các khu đô thị - công nghiệp và quỹ đất đấu giá đầu tư hạ tầng cho các khu vực sản xuất kinh doanh.

Phương án quy hoạch sử dụng đất có diện tích đất ở tại nông thôn tăng thêm 32,24 ha (bình quân từ 10-11 ha/xã giai đoạn 2021-2030); đất ở đô thị tăng thêm 117,76 ha. Do đó, phương án hoàn toàn đảm bảo được việc giải quyết quỹ đất ở trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Diện tích đất ở tăng thêm được xác định trên cơ sở dự báo quy mô dân số đến năm 2030, nhu cầu của các địa phương, có xét đến khả năng thực hiện đối với mỗi dự án. Giải quyết quỹ đất ở tăng thêm chủ yếu thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng các khu ở mới, các khu dân cư gắn với thương mại dịch vụ, du lịch. Tại các khu dân cư hiện có, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với các diện tích xen kẹt, chuyển diện tích đất vườn, ao liền kề sang đất ở.

Trong giai đoạn 2021-2030, cũng xác định diện tích đất ở giảm 4,67 ha do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trong đó chủ yếu là phục vụ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông , trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh,... Quá trình thực hiện theo lộ trình nên có nhiều điều kiện để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.

Việc chuyển gần 400 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, trong đó diện tích đất rừng chiếm trên 50%. Tuy nhiên trong kỳ quy hoạch cũng cần chuyển trên 200 ha đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp, vì thế cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các hộ gia đình, lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, khi thực hiện các dự án cần lập phương án khả thi, thực hiện tốt chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi ngành nghề cho những người mất đất sản xuất.

3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quátrình đô thị hóa và phát triển hạ tầng trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng

Phương án quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình đô thị hóa của thành phố, thông qua việc triển khai thực hiện danh mục các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dân cư, thương mại, dịch vụ. Đặc biệt là các dự án phát triển du lịch trên địa bàn; đồng thời đề ra các giải pháp nhằm tranh thủ và huy động các nguồn vốn khác nhau cho việc thực hiện các dự án, cũng như quán triệt, thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Cũng trong kỳ quy hoạch, đất hạ tầng của thành phố tăng 216,65 ha so với năm 2020, trong đó chủ yếu là quỹ đất giao thông tăng 62,63 ha, đất công trình năng lượng 78,19 ha, đất cơ sở thể dục – thể thao 40,05 ha. Hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường nông thôn từng bước được nâng cấp mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn thành phố.

3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối vớiviệc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa tăng cường tôn tạo, định hướng tổ chức không gian, xác định quỹ đất hợp lý các khu chức năng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quản lý quá trình xây dựng và ngăn chặn sự xâm hại của các yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, làm hồi sinh giá trị lịch sử văn hoá của các khu di tích.

Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố đã bố trí hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các khu di tích - lịch sử với hệ thống cơ sở hạ

tầng chung được quan tâm đầu tư xây dựng, đảm bảo thuận tiện cho người dân và du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

3.6. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năngkhai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.

Phương án quy hoạch sử dụng đất của thành phố đã rà soát, đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn thành phố; trong đó rà soát kỹ tài nguyên đất đai và tài nguyên du lịch. Đồng thời thực hiện đánh giá, xác định các khả năng có thể khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trong giai đoạn quy hoạch, trong đó xác định kỹ khả năng về vốn và giải phóng mặt bằng. Từ đó, tiến hành tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 trên cơ sở danh mục các dự án mà các ngành, lĩnh vực đăng ký. Do đó, phương án quy hoạch đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Phương án quy hoạch đã chú ý đến khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ che phủ rừng. Trong kỳ quy hoạch, diện tích rừng sản xuất giảm 507,48 ha vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp, ngoài một số mục đích thiết yếu như chuyển sang đất giao thông, quốc phòng, an ninh…

Phương án quy hoạch cũng đã chú ý đến việc bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, chỉ đề xuất giảm diện tích rừng phòng hộ vào các công trình phát triển hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, quốc phòng, an ninh. Trong

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w