TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 64)

Hà Giang là thành phố miền núi, đất đai phần lớn sử dụng cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý bền vững nguồn tài nguyên trên địa bàn thành phố. Vì vậy sử dụng đất cho nông nghiệp và sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp là 2 đối tượng chính để đánh giá tiềm năng đất đai.

4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp.

Trên cơ sở nhận định về điều kiện tự nhiên thành phố Hà Giang, việc phát triển kinh tế ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được xác định dựa vào các chỉ tiêu sau: Thổ nhưỡng; độ dốc đất; tầng dầy lớp đất mặt; nhiệt độ; lượng mưa.

Dựa vào mức độ phổ biến và yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đang tồn tại trên địa bàn thành phố đã xác định được các loại hình sử dụng đất để đánh giá khả năng thích nghi đất đai sau đây:

- Đất trồng lúa.

- Đất trồng cây hàng năm khác. - Đất trồng cây lâu năm.

- Đất trồng rừng.

- Đất nuôi trồng thủy sản.

Tiềm năng đất đai với một số loại đất chính như sau:

* Đất trồng lúa: Hiện trạng năm 2020 có 888,57 ha. Thành phố Hà Giang hiện tại không còn đất để khai thác mở rộng diện tích đất trồng lúa, do yếu tố địa hình và điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống thuỷ lợi, giao thông) còn nhiều hạn chế. Mặt khác sự phát triển đất thương mại dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng tăng sẽ làm cho diện tích đất lúa có chiều hướng giảm trong những năm tới.

* Đất trồng cây hàng năm khác: Năm 2020 có 543,20 ha với các cây trồng phổ biến là ngô, đậu tương, sắn, cây thức ăn gia súc... Khả năng chuyển đổi giữa các cây trồng này rất linh động, đã hình thành những vùng cây trồng tập trung quy mô lớn ít khả năng chuyển đổi đất trồng cây hàng năm còn lại sang trồng lúa và sang trồng cây lâu năm.

* Đất trồng cây lâu năm: Đất trồng cây lâu năm hiện có 388,66 ha, với 2 nhóm cây trồng chính là cây công nghiệp lâu năm và cây lâu năm khác (cây chè, thảo quả, cam, quýt, xoài....). Đây đều là những cây trồng có khả năng thích nghi rộng rãi với điều kiện đất đai đồi núi.

Tiềm năng mở rộng đất trồng cây lâu năm từ những khả năng: Chuyển đổi đất có rừng ở độ dốc thấp sang trồng chè, trồng cây ăn quả, trồng dạng tập trung

hoặc dạng nông lâm kết hợp; chuyển đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm và khả năng thứ ba là trồng cây lâu năm trên đất chưa sử dụng.

* Đất lâm nghiệp: Tổng diện tích đất rừng năm 2020 của thành phố Hà Giang là 9.552,95 ha. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của thành phố rất thích hợp cho phát triển rừng, từ loại rừng cây lá kim đến rừng cây lá rộng, tre, nứa. Do đó thành phố cần có phương án tổng quan sự nỗ lực và đầu tư lớn mới hy vọng thành công, theo đó quỹ đất lâm nghiệp sẽ được sử dụng đầy đủ bằng việc bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và trồng cây nông nghiệp. Trong đó có cả việc chuyển dần một phần diện tích rừng trồng sản xuất, rừng phòng hộ ở khu vực đồi, núi độ dốc ít sang trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

* Đất nuôi trồng thủy sản: Để góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và khai thác tốt tiềm năng sẵn có, cần khai thác tối đa diện tích đất mặt nước chưa sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác cần tận dụng triệt để mặt nước chuyên dùng và quản lý khai thác tốt mặt nước các sông, hồ sẵn có. Tiềm năng để mở rộng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của thành phố không đáng kể.

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp.

a) Tiềm năng đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Quỹ đất đai quy hoạch cho sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tới trên 85,44% diện tích tự nhiên toàn thành phố và một quỹ đất quy hoạch sản xuất nông – lâm nghiệp phân bố trên khắp lãnh thổ tỉnh Hà Giang. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp chế biến của thành phố. Do đó có thể phát triển công nghiệp chế biến ở nhiều nơi. Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản của thành phố có những thuận lợi nổi bật sau:

+ Là địa bàn phân bố chủ yếu đất sản xuất nông nghiệp và rừng sản xuất có thể cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, bột giấy, gỗ, ván dăm chè, hoa quả, thức ăn gia súc...

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.

+ Điều kiện đất đai để xây dựng dễ bố trí vì có nhiều đồi, núi thấp.

Với địa hình hiểm trở, nhiều thác ghềnh, sông suối và ở độ cao tương đối đồng thời nằm trong địa bàn có lượng mưa tương đối lớn. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp năng lượng phát triển.

Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng:Lĩnh vực này bao gồm sản xuất xi măng, gạch, đá, cát sỏi... Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp này dồi dào và phân bố rộng. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, do tính chất tiêu thụ sản phẩm nên các cơ sở công nghiệp này phải phát triển mạnh hơn. Riêng khai thác cát sỏi quy mô lớn thuận lợi nhất là dọc sông Lô đoạn từ cửa khẩu Thanh Thuỷ, thành phố Hà Giang xuống huyện Bắc Quang.

Thành phố Hà Giang bao gồm 5 phường và 3 xã. Thành phố giữ vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội - khoa học kỹ thuật và dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang; có di tích lịch sử cách mạng của quốc gia và có vị trí quốc phòng - an ninh quan trọng, hiện là đô thị loại III, trong giai đoạn quy hoạch sẽ đầu tư xây dựng thành phố Hà Giang trở thành thành phố du lịch Miền núi biên giới. Các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng mới sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam thuộc các xã Phương Thiện, Phương Độ.

c) Tiềm năng đất xây dựng khu dân cư

Thành phố Hà Giang có 3 xã được bố trí phù hợp với quá trình tổ chức sản xuất, sinh hoạt theo quy mô nhỏ. Các khu dân cư nông thôn mới chủ yếu được đặt ven các đường trục. Một số trung tâm xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội sẽ hình thành các Điểm dân cư nông thôn tập trung; trong đó có khả năng xây dựng các công trình công cộng như: Chợ, sân thể thao, nhà văn hoá, trường học, trạm y tế…

d) Tiềm năng đất đai cho phát triển du lịch

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế quan trọng chạy dọc trên tuyến Quốc lộ 2 từ huyện Bắc Quang đến cửa khẩu Thanh Thuỷ; là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Tỉnh, thành phố Hà Giang có nhiều thuận lợi, có tiềm năng lớn về giao lưu và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, giao thông thuận lợi; là thành phố biên giới, cách cửa khẩu Thanh Thuỷ 23 km trong điều kiện biên giới hoà bình - hữu nghị - hợp tác, kinh tế cửa khẩu đang phát triển. Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch theo hướng phát triển nhanh và bền vững. khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch. chính sách thu hút đầu tư của tỉnh trên địa bàn thành phố với nhiều dự án quan trọng như: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi Mỏ Neo; khu trung tâm thương mại và nhà ở Shophouse;

e) Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Là địa bàn miền núi có quỹ đất lớn, mật độ dân cư và mật độ xây dựng còn thấp nên việc mở rộng đất cho phát triển hạ tầng kỹ thuật có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng đất đã có công trình xây dựng hoặc đất lúa chất lượng tốt.

Phần III

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố trong 10 năm (2010 – 2020); mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang giai đoạn (2021-2030) được xác định trên quan điểm chính như sau:

Tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch theo hướng phát triển nhanh và bền vững; khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp; ứng dụng khoa học, công nghệ vào quy trình sản xuất theo tiêu chuân VietGAP, trọng tâm vào hướng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao- phát triển chăn nuôi, nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi đạt 60% trên giá trị sản xuất nông nghiệp, khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại, gia trại tập trung, xa khu dân cư; chăn nuôi gia súc (đàn lợn), gia cầm và các sản phẩm mang thương hiệu của địa phương; Định hướng phát triển:

(1) Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng thành phố Hà Giang là hạt nhân, đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội, thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của tỉnh Hà Giang.

(2) Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh; huy động các nguồn lực, phát triển mạnh các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế; đầu tư phát triển mạnh hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội xây dựng thành phố Hà Giang giàu đẹp, văn minh

(3) Triển khai thực hiện quy hoạch chung; mở rộng không gian phát triển đô thị thành phố; xây dựng hoàn thành cơ bản các quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết các phường nội thành, bổ sung hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới ở 3 xã gắn với tiêu chí nâng cao; đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, kết nối vùng và giao thông quốc gia; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị, quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân vê châp hành quy định quản lý đô thị xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị của người dân thành phố.

(4) Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; chẩn chỉnh những vi phạm của cán bộ, công chức trong hoạt động thực thi nhiệm vụ; đẩy mạnh đậu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng tài nguyên và nguồn lực xã hội

của cấp ủy các cấp; phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, công tác kiêm tra, giám sát và công tác dân vận của Đảng.

(6) Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động quản lý, điều hành của ủy ban nhân dân thành phố và các xã, phường; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; chuẩn bị tốt nhân sự của chính quyền các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

(7) Không ngừng củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc; tiếp tục đoi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

1.2. Quan điểm sử dụng đất

Trên cơ sở những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ cấu hạ tầng và sử dụng đất trong những năm gần đây,... để góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai của Thành phố, phục vụ đắc lực quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quan điểm về sử dụng đất sau đây cần phải được nhận thức rõ, thực hiện thống nhất và đầy đủ:

1) Khai thác triệt để, sử dụng có hiệu quả toàn bộ quỹ đất đai: Khi quỹ đất đai có hạn, việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm trên cơ sở đúng mục đích, đủ nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sử dụng đất của thành phố, đặc biệt trong tương lai khi quá trình đô thị hoá - công nghiệp hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ, thành phố sẽ phải dành một quỹ đất tương xứng cho phát triển công nghiệp, đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển hạ tầng xã hội. Sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả ở cả hiện tại cũng như lâu dài là một yêu cầu vừa mang tính bức bách vừa mang tính chiến lược đối với thành phố. Tuỳ theo khả năng áp dụng các biện pháp cải tạo và nguồn vốn, tận dụng đưa phần diện tích đất chưa sử dụng còn lại vào khai thác sử dụng theo các mục đích khác nhau, tránh để tình trạng đất hoang hoá. Trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phải gắn liền đất đai, cây trồng với các yếu tố khác của môi trường như nước, khí hậu trong một chu trình khép kín để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do thiên tai gây ra. Việc bố trí cây trồng phải bảo đảm “đất nào cây ấy” nhằm đem lại hiệu quả cao. Các biện pháp thâm canh tăng vụ hoặc mở rộng diện tích đất nông nghiệp chỉ thực hiện khi có điều kiện hàng đầu là thuỷ lợi.

2) Duy trì, phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái: Rừng thành phố Hà Giang có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, duy trì bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng có ý nghĩa sống còn trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững nguồn nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiên tai lũ lụt và hoang mạc hoá.Vì vậy ngoài các kế hoạch đồng bộ, chính sách hợp lý của trung ương và địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều ngành kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch trong quá trình khai thác sử dụng đất nhằm bảo vệ khoanh nuôi rừng tự nhiên, mở rộng diện tích rừng trồng, khuyến khích người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng

3) Khai thác sử dụng đất đai phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường đất: Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Môi trường đất được cải thiện hay bị phá huỷ một phần do chính tác động của con người. Do đó trong quá trình khai thác đất đai không thể tách rời việc sử dụng đất với bảo vệ môi trường đất để đảm bảo tính bền vững, ổn định lâu dài. Trong sản xuất nông nghiệp, việc bố trí cây trồng phải phù hợp với cơ cấu mùa vụ, điều kiện đất đai, nguồn nước, khí hậu... tránh làm suy thoái đất do bố trí cây trồng không đúng

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh tổng hợp: “Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 Thành phố Hà Giang” (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w