3.1. Sản phẩm xanh
Sản phẩm xanh được biết đến là một trong những sản phẩm đang có xu hướng tiêu dùng trên thị trường hiện nay. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về sản phẩm xanh và vẫn chưa có định nghĩa nào thống nhất. Shamdasani & cộng sự (1993) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm không gây ô nhiễm cho trái đất hoặc tổn hại tài nguyên thiên nhiên, có thể tái chế và bảo tồn. Đó là một sản phẩm có chất liệu hoặc bao bì thân thiện hơn với môi trường, nhằm làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Nimse và cộng sự (2007) cho rằng sản phẩm xanh là những sản phẩm sử dụng các vật liệu có thể tái chế, giảm thiểu tối đa phế thải, giảm sử dụng nước và năng lượng, tối thiểu bao bì và thải ít chất độc hại ra mơi trường.
3.2. Nhãn sinh thái
Nhãn xanh/nhãn sinh thái là loại nhãn được dùng để chỉ ra những sản phẩm có mức độ ưu tiên chung về mơi trường cao hơn so với những loại sản phẩm khác trong cùng một nhóm sản phẩm trên cơ sở đánh giá những tác động và ảnh hưởng đến môi trường của tồn bộ chu trình ln chuyển (vịng đời) của sản phẩm.
3.3. Tiêu dùng xanh
“Tiêu dùng xanh” là hoạt động của con người hướng tới gìn giữ, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường và góp phần tạo ra tăng trưởng xanh của nền
25
kinh tế (xét từ phía tổng cầu của nền kinh tế). Nghiên cứu này tiếp cận khái niệm “Tiêu dùng xanh” là thực hiện một chuỗi các hành vi gồm mua sắm và sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ xanh: mua sắm các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường, sử dụng sản phẩm tiết kiệm, không sủ dụng túi nilon nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường và không gây hại cho sức khỏe con người”.
3.4. Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước những thách thức về phát triển bền vững trước sự gia tăng dân số, kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế. Cách nhận biết các sản phẩm dán nhãn sinh thái còn chưa phổ biến đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về dán nhãn xanh. Mặt khác, các tiêu chí về sản phẩm xanh cịn rất hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định. Bên cạnh đó, Việt Nam đang đứng trước một thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường.
Việt Nam cũng đã triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững mà trong đó tiêu dùng xanh cũng đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn Quốc tế về sản xuất sạch hơn vào năm 1999, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,... Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ TN&MT; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai việc gắn nhãn sinh thái vào năm 2010. Năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng và ban hành tiêu chí chứng nhận nhãn xanh Việt Nam cho sản phẩm ắc quy, các sản phẩm máy tính xách tay, máy in, mực in. Năm 2014 áp dụng tiêu chí dán nhãn xanh Việt Nam cho nhóm sản phẩm máy tính để bàn, mực in cho máy
26
photocopy, pin tiêu chuẩn. Năm 2015 áp dụng tiêu chí dán nhãn xanh Việt Nam cho nhóm sản phẩm máy giặt, tủ lạnh, tivi,…
Tuy nhiên, thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam nói chung và TP. Hà Nội nói riêng vẫn “tiện đâu mua đấy”. Trừ một số ít tỷ lệ nhóm người tiêu dùng có mức chi tiêu cao thường lựa chọn nơi mua bán tuy nhiên họ vẫn chưa có mục tiêu tiêu dùng đúng đắn. Qua đó, có thể thấy, tuy Nhà nước đã bước đầu cụ thể hóa chiến lược về tiêu dùng xanh nhưng tiêu dùng hiện tại của người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn cịn chưa “xanh”.