Tính độc lập của chủ tịch hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu Bai-NCKH-sinh-vien-nam-2019-2020 (Trang 88 - 89)

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

4.2.3. Tính độc lập của chủ tịch hội đồng quản trị

Đối với các cơng ty có thành viên hội đồng quản trị đại diện các cổ đơng lớn, hoặc có tỷ lệ thành viên độc lập thấp thì việc chủ tịch là thành viên độc lập sẽ giúp gia tăng đối trọng quan điểm của các nghị quyết của đại hội đồng quản trị, đặc biệt trong các vấn đề giao dịch liên quan và các vấn đề khác có tiềm năng xung đột lợi ích. Chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên độc lập sẽ giúp tránh các hoạt động lạm quyền của chủ thể này. Nguyên nhân do thẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị là đưa ra quyết định, quyết sách và chiến lược trong khoảng thời gian khẩn cấp, nhanh chóng. Nếu khơng đảm bảo tính độc lập thì nhiều trường hợp vì lợi ích cá nhân sẽ làm cho hoạt động quản trị công ty không hiệu quả, gây hậu quả bất lợi cho lợi ích cơng ty.

Hình 5: Khảo sát tình độc lập của chủ tịch hội đồng quản trị

Nguồn: Khảo sát dữ liệu thứ cấp từ báo cáo quản trị của các cơng ty niêm yết năm 2018

2.27%

97.73%

88

Chỉ có 11 cơng ty có chủ tịch là thành viên độc lập chiếm 2.27% số lượng công ty được khảo sát. Mặc dù đây không phải là yêu cầu bắt buộc, tuy nhiên thơng lệ quốc tế tốt đều khuyến khích các doanh nghiệp cân nhắc áp dụng. Nguyên nhân là do tính độc lập của chủ tịch hội đồng quản trị sẽ dẫn đến tính đối trọng và đưa ra quyết định về các vấn đề nội bộ cơng ty kỹ lưỡng, chu tồn hơn và tránh các xung đột lợi ích liên quan. Xét về thực trạng sau khảo sát, có thể đánh giá mức độ quan tâm về tính động lập của thành viên hội đồng quản trị trong các công ty niêm yết là kém. Mặc dù các cơng ty niêm yết có đầy đủ tiềm lực và điều kiện để bảo đảm tính độc lập này so với những loại hình cơng ty khác, tuy nhiên mức độ quan tâm đến vấn đề này hiện đang ở mức đáng báo động.

Một phần của tài liệu Bai-NCKH-sinh-vien-nam-2019-2020 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)